Màng lọc hepa được ứng dụng như thế nào?
Khái niệm màng lọc HEPA không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với những thiết bị điện gia dụng có chức năng lọc không khí. Nhưng chắc chắn có rất nhiều người vẫn chưa biết đến màng lọc HEPA, những tác dụng mà nó mang lại cũng như có mấy loại màng lọc. Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy lần lượt đi tìm hiểu nhé.
Thế nào là màng lọc HEPA?
Tên viết tắt HEPA là High efficiency particulate air filter. Đây là một phát minh của Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ (DoE) nhằm tác dụng lọc các hạt phóng xạ gây ô nhiễm. Bạn có thể hình dung, màng lọc HEPA được cấu tạo tương tự như chiếc thảm được tạo thành từ việc sắp xếp một cách ngẫu nhiên các sợi thủy tinh tổng hợp có đường kính siêu nhỏ, chỉ từ 0,5 đến 2 micromet.
Một màng lọc được đánh giá là đạt tiêu chuẩn HEPA phải đáp ứng đầy đủ rất nhiều điều kiện, nhưng điều kiện tiên quyết là màng phải lọc được các hạt không khí có kích thước lớn hơn 0,3mm.
Chọn lọc HEPA cần chú ý đến thông số nào?
Khi chọn lọc HEPA, bạn nhất định phải quan tâm đến những thông số sau:
Lưu lượng (air flow)
Được coi là thông số quan trọng nhất khi chọn lọc HEPA. Nó có thể được ví như công suất của màng lọc, bằng chứng là trong khoảng thời gian một giờ, nó sẽ cho ta biết phin lọc có thể lọc được số lượng không khí là bao nhiêu. Có hai loại lưu lượng: lưu lượng thấp và lưu lượng cao.
Có thể lấy một ví dụ minh họa. Lọc HEPA H13 có kích thước lần lượt là: 610 x 610 x 150mm (tại chênh áp 250Pa), trong đó, lưu lượng thấp là: 1080m3/h còn lưu lượng cao là 1.700m3/h.
Hiệu suất lọc
Tỷ lệ % hạt bụi được lọc chính là cơ sở để xác định hiệu suất lọc trong điều kiện hạt bụi có kích thước 0.1-0.2 hay 0.3µ theo tiêu chuẩn áp dụng EN1822 hay Mil STD 282.
Tốc độ gió
Là thông số tác động đến độ sạch. Thực tế cho chúng ta thấy, ở một số khu vực như phòng mổ bệnh viện, khu vực lamilar thì tốc độ gió thường quy định không được cao hơn 0.5m/s (±10%). Chính vì thể, lọc phải dáp ứng 0.45m/s. Ngoài ra, tốc độ gió còn ảnh hưởng đến lưu lượng và độ chênh áp của phin lọc
Độ sạch của không khí chịu ảnh hưởng nhiều từ tốc độ gió của màng lọc HEPA, hai yếu tố tác động chính là tiết diện và lưu lượng.
Một công thức toán học được chỉ ra là: Lưu lượng = tốc độ gió x tiết diện (diện tích vật liệu lọc). Diện tích dài x rộng của phin lọc thường do chúng ta chọn trước. Vì thế, các hãng sản xuất có thể tăng độ dầy bộ lọc hoặc tốc độ gió tới một giới hạn nhất định để đạt được lưu lượng cần thiết mà vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Kích thước lọc HEPA
Có 3 kích thước với thông số khác nhau:
- Một là: Độ dày lọc 150mm. Với kích thước này lưu lượng vừa phải, thích hợp cho thiết kế phin lọc gắn tại miệng gió, độ cao của trần khoảng 450mm (vì khoảng cách để cho gió tải đều không cho dội gió cần thiết là 150mm từ miệng gió thổi đến bề mặt lọc và 150mm từ lọc đến miệng gió).
- Hai là: Độ dày 292mm. Kích thước này thích hợp theo kiểu gắn tại trung tâm AHU, đường gió hồi tổng. Độ cao của trần cần thối thiểu là 600mm, nếu lắp tại miệng gió. Mặt khác do loại lọc có độ dầy 292 thường là các loại có lưu lượng lớn, giá thành cao và tốc độ gió lớn. Trong khi đó, các phòng sản xuất dược phẩm lại cần hạn chế tốc độ gió vì bụi trong quá trình sản xuất.
- Ba là, loại lọc dày 66mm, 90, 110mm thường được áp dụng ở nơi có yêu cầu khống chế tốc độ gió ở mức 0.45m/s và áp dụng cho lamilar. Loại này mỏng và tụt áp rất thấp, tuổi thọ sản phẩm cao, kích thước tiết diện lớn.
Chênh áp lọc HEPA H13
Cùng đi phân tích một ví dụ minh họa để thấy ý nghĩa của thông số này. Ví dụ: phin lọc ghi lưu lượng 1800m3/h mức chênh áp trước và sau phin lọc 250Pa. Đối với trường hợp này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là: khi phin lọc mới lắp vào thì chưa có bụi gây ra nghẹt; để đạt được lưu lượng 1800m3/h thì mức tụt áp trước và sau phin lọc phải đạt 250Pa.
Những ứng dụng trong thực tiễn của màng lọc HEPA?
Được biết, ban đầu, Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ nghiên cứu màng lọc HEPA nhằm mục đích lọc các hạt phóng xạ gây ô nhiễm. Song trên thực tế, vào năm 1953, khi màng lọc này được thương mại hóa và bán ra thị trường thì nó lại được ứng dụng nhiều để lọc không khí giúp loại bỏ vi bụi, vi nấm, phấn hoa, lông chó, lông mèo… có trong không khí.
Cho đến tận ngày nay, khi tiếp cận các thông tin chi tiết về bộ lọc không khí hay máy hút bụi bạn sẽ dễ dàng thấy những thiết bị này thường được trang bị màng lọc HEPA. Ngoài máy lọc không khí hay máy hút bụi trong gia đình, bộ lọc HEPA còn được dùng để lọc không khí bên trong ô tô, máy bay hoặc dùng cho các loại máy khuếch tán, nhà sạch…
Mặc dù rất hiệu quả trong việc lọc các tác nhân gây dị ứng hay vi bụi có trong không khí nhưng bộ lọc HEPA không có khả năng lọc được mùi khó chịu trong phòng hoặc khói thuốc lá. Để đạt được tính năng lọc mùi, bạn cần trang bị thêm cacbon hoạt tính hoặc một màng lọc khử mùi đi kèm với màng lọc HEPA.
Màng lọc HEPA được phân loại như thế nào?
Như chúng ta đã biết, màng lọc HEPA có tác dụng lọc, loại bỏ hoàn toàn các hạt bụi nằm trong không khí có kích thước từ 0,3 mm trở lên. Nhưng điều đó dường như chỉ còn đúng trong quá khứ. Vậy ngày nay thì ra sao? Thực tế đã chứng minh, trong thời đại bùng nổ công nghệ, những kỹ thuật tiên tiến ngày càng được áp dụng, công nghệ ngày càng phát triển nên cũng tạo ra nhiều màng lọc ưu việt, có khả năng lọc được những hạt siêu nhỏ.
Dựa trên khả năng lọc, người ta đã chia màng lọc HEPA ra làm 3 loại khác nhau:
- Màng lọc EPA (Efficient Particulate Air Filter).
- Màng lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air)
- Màng lọc ULPA (Ultra Low Penetration Air Filter).
Trong 3 loại màng lọc trên, dẫn đầu bảng về khả năng lọc tốt nhất là màng lọc ULPA, đứng thứ hai là màng lọc HEPA và khả năng lọc thấp nhất thuộc về màng lọc EPA.
Đối với từng loại màng lọc trên lại được chia làm nhiều loại khác tùy theo khả năng lọc sạch của chúng:
Màng lọc EPA được chia làm 3 loại nhỏ:
- EPA 10 có khả năng lọc được 85% bụi bẩn
- EPA 11 có khả năng lọc được 95% bụi bẩn
- EPA 12 có khả năng lọc được 99.5% bụi bẩn
Màng lọc HEPA được chia làm 2 loại nhỏ:
- HEPA 13 có khả năng lọc được 99.95% bụi bẩn
- HEPA 14 có khả năng lọc được 99.995% bụi bẩn
Và màng lọc ULPA cũng được chia làm 3 loại nhỏ:
- ULPA 15: có khả năng lọc được 99.9995% bụi bẩn
- ULPA 16: có khả năng lọc được 99.99995% bụi bẩn
- ULPA 17: có khả năng lọc được 99.999995% bụi bẩn
Với việc đi tìm hiểu từ A đến Z những vấn đề liên quan đến màng lọc HEPA, Rada tin rằng các bạn đã nắm rõ được khái niệm, cách phân loại cũng như những ứng dụng của màng lọc HEPA vào thực tiễn cuộc sống. Hy vọng, với lượng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông minh khi đi mua sắm, chọn lựa những thiết bị có màng lọc phù hợp. Nên nhớ rằng, mặc dù trên lý thuyết, màng lọc ULPA có khả năng lọc tốt nhất nhưng bạn cũng nên cân nhắc nếu tài chính của mình hạn hẹp vì giá thành của những thiết bị có màng lọc ULPA thường rất cao, trong khi những loại màng lọc khác cũng cho hiệu quả nhất định mà giá thành lại rất mềm hơn khá nhiều.
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,301 người sử dụng và 238,107 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.