Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Làm sao để nhận biết và xử lý nước cứng? Tìm hiểu ngay về nước cứng và cách làm mềm nước cứng

Nước cứng là nước có chứa nhiều chất khoáng, do nước ngầm đi qua các lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao. Nước cứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm hư hại các thiết bị gia dụng. Bạn có biết cách nhận biết và làm mềm nước cứng không? Hãy cùng Rada khám phá ngay trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về nước cứng

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít).

Nguyên nhân hình thành nước cứng

Quá trình nước cứng được tạo ra khi nước chảy qua những lớp đá vôi, thạch cao hay đá phấn. Đây là những loại đá vốn chứa lượng lớn các ion canxi và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydrocacbonat, sulfat. Trong quá trình đó, một lượng nhỏ khoáng chất được nước hòa tan và giữ lại, truyền độ cứng vào nước.

Các nguồn nước ngầm thường có độ cứng cao bởi quá trình hòa tan các ion Mg2+, Ca2+ có trong thành phần của lớp trầm tích đá vôi,… khi đi qua các lớp đất đá, từ đó làm tăng độ cứng trong nước. Bên cạnh đó, nước ở các ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng do nguyên nhân này.

Phân loại nước cứng

Nước cứng tạm thời: Là loại nước chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, dễ làm mềm khi bị tác động với nhiệt độ thì sẽ tạo ra muối cacbonat kết tủa.

Nước cứng vĩnh cửu: Là loại nước có chứa các loại muối như MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Khác với nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu thường không thể khắc phục được bằng cách đun sôi, bởi nó không đóng cặn kết tủa khi tiếp xúc với nhiệt.

Nước cứng thành phần: Là loại nước cứng bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, tức có chứa cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.

Các mức độ cứng của nước

Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca2+ và Mg2+, độ cứng của nước được chia làm 4 cấp độ khác nhau, cụ thể:

  • Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm.
  • Từ 60 – 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải.
  • Từ 121 – 180 mg/lít: Nước cứng.
  • Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng.

Dấu hiệu nhận biết của nước cứng

Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết nước cứng, cụ thể bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để xem xét nguồn nước đang dùng có phải là nước cứng không nhé.

Trên vòi nước, vòi hoa sen bị rỉ sét, đường ống và vòi dẫn nước dễ bị tắc.

Sau một thời gian sử dụng, các vật dụng dùng để đun nấu bằng kim loại như nồi, chảo,… và đặc biệt là ấm đun nước sẽ xuất hiện các lớp cặn hay mảng trắng đọng lại dưới đáy.

Bột giặt hay các chất tẩy rửa khác khó hòa tan trong nước, ít ra bọt, dẫn đến quần áo và các đồ dùng bằng vải sau khi giặt vẫn còn dính cặn bột giặt, thậm chí có cảm giác thô ráp và xỉn màu.

Da và tóc khô do sử dụng nước cứng.

Khi dùng nước cứng để pha trà hay cà phê thì thấy có lớp váng mỏng xuất hiện trên bề mặt.

Nếu dùng nước cứng để làm đá, bạn sẽ thấy đá có màu đục và nhanh tan.

Tác hại của nước cứng trong cuộc sống

Ảnh hưởng đến vật dụng trong gia đình

Các đồ vật khi tiếp xúc với nước cứng như nồi, chảo sẽ dễ bị bám cặn hoặc giảm tính dẫn truyền nhiệt và mau hỏng hơn. Đối với quần áo, nước cứng không rửa trôi hết các chất tẩy rửa và làm quần áo nhanh phai màu, sờn rách.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Khi dùng nước cứng lâu dài, bạn có thể sẽ gặp tình trạng viêm da, khô tóc,… do nước cứng không thể làm xà phòng hòa tan hoặc tạo bọt, dẫn đến người dùng không làm sạch cơ thể hoàn toàn. Bên cạnh đó, nước cứng khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng thêm các nguy cơ mắc phải các bệnh sỏi thận, tắc mạch,…

Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất công nghiệp

Nếu sử dụng nguồn nước cứng trong quá trình sản xuất dệt may hoặc đồ uống, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chất lượng thành phẩm không đạt yêu cầu và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng.

Cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất

Dùng máy lọc nước

Một cách làm mềm nước cứng hiệu quả và ít tốn công sức nữa đó là sử dụng máy lọc nước sử dụng màng lọc RO thẩm thấu ngược. Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như hết các chất hòa tan và không thể tan trong nước, chính bởi vậy có tác dụng làm mềm nước cứng hiệu quả.

Phương pháp nhiệt

Cách đơn giản nhất để làm mềm nước cứng là đun sôi nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng NaOH, Ca(OH)2 , Na2CO3 hoặc Na3PO4 đưa vào nước để làm kết tủa các hợp chất có trong nước, từ đó trả lại nước có kết cấu mềm hơn.

Dùng hóa chất

Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, thông thường, người ta dùng các hóa chất làm mềm nước như: baking soda (Na2CO3), xút NaOH, hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4. Trong đó, hai chất làm mềm nước cứng vĩnh cửu phổ biến nhất là Na2CO3 và Na3PO4.

Dùng đá vôi

Đưa hợp chất Canxi Hydroxit có trong đá vôi vào nước để giúp tăng độ pH trong nước cứng. Lúc này, các khoáng chất Ca2+ và Mg2+ sẽ kết tủa thành Ca(OH)2 và Mg(OH)2 và chỉnh độ pH về mức bình thường.

Hy vọng những chia sẻ của Rada về nước cứng, cách nhận biết và cách làm mềm nước cứng sẽ giúp bạn có được nước sạch và an toàn cho sức khỏe. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,344 nhà cung cấp dịch vụ, 137,944 người sử dụng và 228,729 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Báo cáo thị trường Tivi ngày 03-05-2024

Báo cáo thị trường Tivi ngày 02-05-2024

Báo cáo thị trường Tivi ngày 01-05-2024

Báo cáo thị trường Tivi ngày 30-04-2024

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×