Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy lạnh
Trong bài viết này mình sẽ nêu ra những cách để sử dụng máy lạnh thông minh hơn, bao gồm: nên mở máy lạnh bao nhiêu độ? khi ngủ thì có nên mở không? có nên sử dụng sleep mode không và nếu liệu sử dụng máy lạnh cả ngày có nên không?
Đầu tiên, vấn đề muôn thuở nên mở máy lạnh ở nhiệt độ nào?
Theo khuyến cáo của Bộ Năng lượng Mỹ (US Energy Department) thì nhiệt độ phòng lý tưởng và giúp tiết kiệm điện năng cho điều hòa là 26°C. Với mức chệnh lệch bên ngoài và bên trong phòng không quá 7°C thì đây là mức nên cài cho máy lạnh ở nhà. Đối với những nơi có nhiệt độ cao, vào mùa nắng nóng có thể lên đến 40°C – 45°C thì 30°C là nhiệt độ tối đa của điều hòa cũng như nhiệt độ nên mở.
26°C nghe có vẻ nóng bức nhưng thực tế với nền nhiệt trung bình 27,5°C ở Sài Gòn và biến đổi khí hậu mỗi năm thì đây là con số tốt cho sức khỏe, với mình thì thường mở điều hòa ở 25°C vào thời điểm trưa nắng nóng hoặc 26°C khi trời mát mẻ hơn. Và theo kinh nghiệm cá nhân thì mình lấy nhiệt độ bên ngoài trời trừ đi 2°C để cho ra nhiệt độ trong phòng, 2°C chênh lệch này không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mình. Hãy để cho cơ thể từ từ “nguội” dần khi mới từ ngoài đường vào nhà thì sẽ thấy dễ chịu hơn với nhiệt độ kể trên, tránh nôn nóng mà gây hại đến sức khỏe.
Có nhiều người có thói quen từ bên ngoài nắng nóng vào phòng liền mở máy lạnh ở mức thấp nhất (dưới 20°C) để căn phòng lạnh nhanh hết mức có thể. Đây là thói quen nguy hiểm mà mọi người nên tránh, vì thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột và trong khoảng thời gian ngắn như vậy dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp, cảm cúm hoặc tệ hơn dẫn đến đột quỵ vì shock nhiệt. Để tránh tình trạng trên, nên cho máy lạnh chạy ở mức độ phù hợp từ 10 đến 15 phút trước khi vào phòng.
Mở máy lạnh khi ngủ có tốt không? Sleep mode là gì, sử dụng sleep mode có tốt không?
Khác với mức nhiệt độ nêu trên, để có một giấc ngủ ngon các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 19°C đến dưới 24°C. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Nhiệt độ ở Việt Nam dao động khá lớn với nhiệt độ trung bình 27,5°C nên để có được nhiệt độ nói trên chúng ta cần dùng tới điều hòa.
Hiện nay, rất nhiều loại điều hòa có trang bị sleep mode. Sleep mode là chức năng mà máy lạnh sẽ tự động điều chỉnh tăng một độ mỗi giờ khi chúng ta ngủ. Lý do là khi ngủ, thân nhiệt sẽ giảm dần do cơ thể đang trong giai đoạn hồi phục và tái tạo, ít có nhu cầu tỏa nhiệt hơn khi hoạt động ban ngày, và với sự tăng dần của nhiệt độ từ từ cho đến sáng là một cách thông báo với cơ thể rằng buổi sáng sắp đến và khi thức dậy bạn sẽ không bị “choáng” với nhiệt độ bên ngoài phòng ngủ.
Dùng sleep mode khi ngủ, chúng ta sẽ có một giấc ngủ ngon hơn khi nhiệt độ phòng được điều chỉnh theo nhiệt độ của cơ thể. Và do nhiệt độ được điều chỉnh tăng dần nên với chế độ này, tiền điện sẽ giảm được một ít mỗi tháng. Vừa khỏe, vừa rẻ!
Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bạn bị giật mình bởi sự thay đổi nhiệt độ khi đang ngủ thì đáng tiếc rằng chế độ này không dành cho bạn. Cá nhân mình thử sử dụng sleep mode khi ngủ thì giấc ngủ sâu hơn và không còn giật mình dậy để đi tăng nhiệt độ vì cảm giác “lạnh thấu xương” giữa đêm nữa.
Ngoài ra khi ngủ với máy lạnh, cần phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đi ngủ vì điều hòa làm không khí trong phòng trở nên khô hơn rất nhiều. Nếu bạn cảm thấy khô họng khi ngủ thì đó là do không khí quá khô, dịch trong cơ thể bị rút ra ngoài. Để tránh tình trạng này, để một xô nước hoặc một ly nước trong phòng hoặc không dùng máy lạnh vào những ngày mát mẻ sẽ đỡ hơn.
Những điều có thể làm giúp gia tăng tuổi thọ của máy điều hòa
Một trong những thói quen xấu đã nêu phía trên đó là chỉnh điều hòa ở mức rất thấp khi mới vào phòng, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến “sức khỏe”máy điều hòa vì khoảng thay đổi nhiệt độ quá lớn.
Ngoài ra thói quen này còn làm tăng số tiền điện mỗi tháng của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng những tính năng có sẵn như Hi-power để tăng công suất hay chế độ Dry để giảm độ ẩm trong phòng (không khí càng khô, càng cảm thấy lạnh),…
Theo các nhà khoa học, việc tắt điều hòa khi không sử dụng và mở lại thường xuyên trong ngày cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Nếu như các bạn sử dụng máy điều hòa thường xuyên trong ngày thì giữa những lúc không sử dụng hoặc đi ra ngoài trong một khoảng thời gian không quá lâu, hãy tăng nhiệt độ của máy lên bằng với nhiệt độ bên ngoài phòng hoặc nhỏ hơn một đến hai độ và để máy tiếp tục hoạt động trong thời gian đó. Điều này sẽ không gây tốn kém quá nhiều nhưng lại có thể gia tăng được tuổi thọ của máy so với việc tắt mở liên tục trong một ngày.
Ngoài ra, việc tự vệ sinh lưới lọc máy điều hòa 1-2 tháng một lần là một việc đơn giản, có thể tự làm nhưng giúp cho điều hòa hoạt động tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho máy mà không phải tốn tiền gọi thợ đến xem.
Vấn đề cuối, có nên suốt ngày sử dụng máy lạnh hay không?
Chúng ta không nên mở “máy lạnh” cả ngày nhưng có thể mở máy lạnh cả ngày. Điều này có thể hiểu rằng chúng ta nên sử dụng đúng với mục đích của máy điều hòa là dùng để điều hòa không khí. Bản thân mình không thích dùng máy lạnh thường xuyên, trừ những hôm quá nóng hoặc trời mưa nhưng độ ẩm trong không khí quá cao dẫn đến sự nóng bức, khó chịu còn lại thì mình hay mở cửa sổ để ngủ. Vì mình thấy trừ những lúc nhiệt độ quá cao trên 30 độ ra thì không khí tự nhiên và gió có phần dễ chịu hơn nhiều so với không khí mát lạnh của những chiếc máy điều hòa “thở” ra.
Để sử dụng máy lạnh thường xuyên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy nhớ lưu ý cách chỉnh nhiệt độ đã nói trên, thử nghiệm xem chúng ta phù hợp với khoảng nhiệt độ nào và nhiệt độ nào làm chúng ta cảm thấy dễ chịu để hoạt động, học tập, làm việc chứ không phải cài nhiệt độ mà phải chui vào trùm chăn hoặc mặc áo khoác trong nhà. Và hãy nhớ nghiên cứu các tính năng của điều hòa để hiểu rõ hơn cách sử dụng cũng như tận dụng được tối đa những tính năng đó.
JackP Tran – Diễn đàn Tinh tế
Đặt thợ sửa máy lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa máy lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa máy lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,617 nhà cung cấp dịch vụ, 139,164 người sử dụng và 236,772 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy lạnh