Quét mã QR tải app đặt thợ sửa máy giặt
 

 

 

 

 

Kinh nghiệm chọn mua tivi, tủ lạnh, máy giặt cũ tiết kiệm và hiệu quả

Không phải ai cũng có đủ ngân sách để mua đồ điện tử, điện lạnh mới, nên các thiết bị đã qua sử dụng trở thành lựa chọn đáng cân nhắc. Rada sẽ bật mí cho bạn một số mẹo chọn mua tivi, tủ lạnh, máy giặt cũ giá tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Một số thông tin lưu ý chung

Để mua được những chiếc tivi, tủ lạnh, máy giặt cũ tốt nhất, tránh tiền mất tật mang, bạn cần lưu ý một số thông tin chung sau:

  • Cân nhắc nhu cầu sử dụng của gia đình trước khi mua sản phẩm như về kích thước, kiểu dáng, khối lượng,… phù hợp với không gian ngôi nhà và số lượng thành viên trong gia đình.
  • Lựa chọn mua máy cũ của những hãng nổi tiếng để đảm bảo độ bền cao, chế độ bảo hành tốt (nếu còn trong thời gian bảo hành).
  • Chọn mua máy tại những địa chỉ uy tín. Thông thường những gian hàng đổi trả của các siêu thị điện máy là nơi bán máy cũ, máy đổi trả chất lượng tốt và giá cả phù hợp.
  • Khi đã tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm thích hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, thì bạn hãy nhờ một người có kinh nghiệm đi cùng để họ kiểm tra giúp nhé!

Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ

Kiểm tra dây dẫn

Tủ lạnh thường được đặt ở góc bếp, vì vậy, sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, cũ, hao mòn… Khi đó, dây dẫn hay bị gãy, đứt mà người dùng vẫn không hề hay biết. Vì vậy, khi mua tủ lạnh cũ giá rẻ bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn xem còn nguyên vẹn không.

Kiểm tra cánh cửa tủ

Cửa tủ lạnh không khít, không đóng chặt được, miếng gioăng cao su bong ra hoặc có dấu hiệu bị rão thì khi đó khí lạnh thoát ra sẽ khiến thực phẩm bị hư hỏng và gây tốn điện.

Nên chọn tủ có cánh cửa chắc chắn, đóng vào có cảm giác khít chặt, mở ra hơi nặng tay, có nghĩa tủ đó đang còn khá mới, chưa được sử dụng nhiều.

Kiểm tra vỏ ngoài

Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem vỏ ngoài tủ có bị bóp méo hay biến dạng không. Nên tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt, vết cáu bẩn, trầy xước nhiều vì có thể tủ đã bị va chạm mạnh, thiết bị sẽ bị rò rỉ điện.

Để kiểm tra xem tủ lạnh cũ có bị rò rỉ điện hay không, bạn nên sử dụng bút thử điện chạm vào bề mặt ngoài của vỏ tủ để đảm bảo nguồn điện an toàn cho người sử dụng.

Kiểm tra bên trong tủ

Lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt, trầy xước. Các ngăn kệ trong tủ khi kéo ra/vào có khớp hay không, có dễ hoạt động không.

Đối với các kệ, bạn nên kiểm tra xem chúng có vết nứt hay không, nếu có vết nứt thì khi chứa thực phẩm nặng có thể làm kệ bị gãy.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của nút điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lờn hoặc không cảm thấy chắc tay thì bạn không nên chọn nó.

Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)

Khi lưới tản nhiệt tích nhiều bụi thì sẽ làm tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng hơn để làm lạnh, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng cao (hoặc tủ hoạt động nhưng khả năng làm lạnh kém). Tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ chứng tỏ máy còn khá mới, chưa sử dụng nhiều.

Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ

Nếu bạn mở cửa mà bóng đèn không sáng thì có thể do kẹt công tắc hoặc nếu công tắc vẫn ổn thì có nghĩa là bóng đèn đã bị cháy.

Đồng thời, bạn đừng quên kiểm tra khi đóng cửa tủ, bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ và không bật flash vào và chụp lại bên trong, xem khi tủ đóng đèn có tắt không, nếu đèn vẫn sáng có nghĩa công tắc đèn đang có vấn đề rồi đó.

Kinh nghiệm chọn mua tivi cũ

Kiểm tra remote

Bạn cần điều khiển các phím chức năng trên cả remote và tivi để xem chúng có hoạt động không, có bị đơ, cấn, khó bấm không hay có vấn đề gì khi sử dụng không.

Có những tính năng cơ bản bạn nên thử như chọn kênh, chỉnh lên xuống các kênh, chỉnh âm lượng, chuyển sang đầu đĩa hoặc HDMI, dò kênh, chỉnh màu, chỉnh độ sáng….

Kiểm tra kỹ đèn hình, bo mạch và đuôi đèn trước khi mua tivi

Khi mua tivi cũ, bạn cần chắc chắn đuôi đèn chưa cũ và các phần bo mạch, đèn hình vẫn tốt. Với đuôi đèn, bạn thử bật tivi, nếu có tiếng rồi mà đợi một lúc (5-10 giây) hình mới lên, lúc lên hơi nhòe, xem một lúc lại nét thì là đuôi đèn đã cũ.

Tiếp theo, bạn nên bật tắt nhiều lần để thử bo và đèn hình. Khi tivi chạy, bạn bấm Mute rồi ghé sát tai vào vỏ nhựa để nghe coi có tiếng nhiễu xì xào không, nếu có tiếng có thể là đèn hình có vấn đề.

Chọn mua tivi không bị biến dạng ở ngoại hình

Đầu tiên, hãy chắc chắn chiếc tivi cũ này không bị móp méo, màn hình không bị ố vàng và không bị thiếu ốc vít nào. Nếu được, hãy nhờ ai đó rành về điện tử đi cùng và kiểm tra giúp có những chỗ nào rò điện gây nguy hiểm hay không trước khi quyết định mua tivi.

Kiểm tra các kết nối

Trước khi mua tivi, hãy kiểm tra thử các đầu nối phía sau hay bên hông màn hình. Tùy loại tivi mà sẽ có các cổng kết nối khác nhau (AV in/out, HDMI, USB, anten) hay thậm chí là cổng gắn tai nghe nếu có cũng cần thử dùng để tránh tình trạng đã bị “liệt”.

Bạn nên tìm hiểu loại tivi muốn mua trước tại các website để biết các cổng kết nối mà tivi có, từ đó sẽ kiểm tra dễ dàng hơn.

Kiểm tra hình ảnh và âm thanh

Bạn nên cài đặt về chế độ mặc định để thử hình ảnh, âm thanh của chiếc tivi. Nếu vẫn cho màu sáng, màu sắc trung thực, âm thanh không rè, lúc to lúc nhỏ, bạn vẫn có thể mua tivi này và dùng thêm vài năm.

Kinh nghiệm chọn mua máy giặt cũ

Kiểm tra cửa máy giặt

Bên cạnh đó, cửa máy giặt cũng là một nơi bạn cần lưu ý, bạn phải chắc chắn rằng chiếc máy giặt mà mình định mua sẽ luôn luôn được đóng kín cửa khi hoạt động để tránh gây ra các tai nạn bất ngờ.

Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu cửa máy giặt không được đóng kín sẽ đồng nghĩa với việc máy giặt sẽ không bao giờ hoạt động được.

Kiểm tra mâm giặt và lồng giặt

Tán mâm có thể bị mòn hoặc bị lỏng dẫn đến lồng giặt sẽ không quay, quay nhưng chậm hoặc rung lắc mạnh. Lúc này máy giặt hay phát ra tiếng kêu to, ồn, quần áo giặt không sạch. 

Đừng quên thử mồi quay lồng giặt bằng tay, nếu lồng giặt lỏng lẻo, không đảo chắc chắn như khi giặt bình thường hay có tiếng động lớn thì bạn cần cân nhắc lại.

Gỉ sét bên trong lồng giặt

Bạn nên dùng tay sờ nhẹ và quan sát bên trong lồng giặt để kiểm tra xem có bị gỉ bên trong hay không. Lồng giặt thường bị gỉ do quần áo ướt bị bỏ lại qua đêm hoặc các khoá, nút kim loại làm tước vải, tích trữ qua một thời gian.

Những vết gỉ sét này sẽ dính vào làm ố quần áo khi giặt, do đó bạn cần tránh những sản phẩm như thế này nhé!

Kiểm tra ống xả nước

Nếu ống xả nước bị nghẹt, bóp méo hay biến dạng, nước sẽ không xả được hoặc thời gian xả nước sẽ rất lâu. Vì vậy, khi mua máy giặt cũ, bạn cần kiểm tra kỹ ống xả hoặc mua kèm ống xả mới nếu cần.

Kiểm tra các kết nối điện

Đừng quên đem theo một chiếc bút thử điện để kiểm tra máy giặt có bị rò điện, các dây dẫn không bị chuột cắn hay hở mạch hay không…

Kiểm tra ngăn chứa bột giặt, nước xả

Bạn cần kiểm tra lại ngăn chứa bột giặt và nước xả xem ở những ngăn đó có còn bám cặn bột giặt hay không? Bên cạnh đó, bạn cũng phải chắc chắn rằng ngăn nước xả cũng như bột giặt không hề bị nghẽn vì nếu không quần áo sau khi giặt sẽ không thể nào sạch được.

Kiểm tra bảng điều khiển

Hãy xem các nút bảng điều khiển có bị lờn, còn hoạt động được hay không. Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra kết nối giữa mô tơ và bảng điều khiển còn tốt hay không.

Nếu bảng điều khiển còn hoạt động tốt nhưng chỉ bị trầy sơn nhẹ thì bạn vẫn có thể chấp nhận được vì nó cũng không tác động gì lớn đến quá trình hoạt động của máy giặt.

Kiểm tra van cấp nước

Nếu van cấp nước quá cũ, không được vệ sinh hay bị hư, thời gian giặt sẽ rất lâu do tỷ lệ cấp nước quá thấp (dưới 15l/phút). Van cấp nước bị kẹt làm cho van không khóa nước được, dẫn đến máy giặt cấp nước liên tục không ngừng trong quá trình giặt.

Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp ích được bạn trong việc lựa chọn sản phẩm điện tử, điện lạnh cũ tốt nhất.

Đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo

Đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo

Lợi ích khi đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,641 nhà cung cấp dịch vụ, 139,326 người sử dụng và 238,425 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×