Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

Khi nào bạn không cần dùng đến thuốc kháng sinh?

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 11/12 trên tạp chí BMJ cho biết, bác sĩ kê đơn đến hàng triệu liều kháng sinh mỗi năm, nhưng có đến 43% lượng kháng sinh được kê đơn là không cần thiết.

Trừ khi bị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, mà trường hợp này không thường gặp, thì thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.

Chuyên gia dịch tễ học và là người đứng đầu chương trình phổ cập kiến thức về kháng sinh của Trung tâm kiểm soát bệnh dịch, cô Lauri Hicks cho biết, kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó gồm có dị ứng và chứng nhiễm trùng ruột có tên C.-Difficile. Chứng nhiễm trùng này có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng và thậm chí là dẫn đến chết người.

Hơn nữa, cô còn cho biết vi khuẩn càng tiếp xúc nhiều với kháng sinh thì thuốc càng kém hiệu quả. Hicks nhấn mạnh rằng “Bạn sử dụng càng nhiều thuốc kháng sinh thì bạn càng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh”.

Các bác sĩ biết rõ điều này nhưng họ vẫn kê các đơn thuốc có chứa kháng sinh. Một phần nguyên do là vì bệnh nhân muốn sử dụng chúng.

Khi nào bạn không cần dùng đến thuốc kháng sinh?

Dưới đây là 6 trường hợp mà bạn không cần phải sử dụng đến thuốc kháng sinh.

1. Viêm đường hô hấp

Cảm lạnh, cảm cúm và hầu hết các căn bệnh viêm đường hô hấp khác đều gây ra bởi virus và thuốc kháng sinh hầu như không thể tiêu diệt virus. Viêm phế quản thường gây ra bởi virus hoặc các chất kích thích có trong không khí, như khói thuốc lá chẳng hạn. Và cả viêm họng cũng là do virus gây ra.

Với những căn bệnh gây ra bởi virus, hãy bỏ qua việc sử dụng kháng sinh, thay vào đó, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, tăng độ ẩm trong không khí, súc miệng bằng nước muối và sử dụng acetaminophen (tên biệt dược: Tylenol) hoặc ibuprofen (tên biệt dược: Advil) để giảm đau.

Hicks cho biết chỉ có khoảng 1 trên 10 bệnh nhân bị viêm họng gây ra bởi liên cầu khuẩn, loại khuẩn này có thể được điều trị bằng kháng sinh. Vì vậy, bạn hãy gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn có các triệu chứng gây ra bởi liên cầu khuẩn như đột ngột viêm họng kèm theo sốt nhưng không ho, sưng hạch bạch huyết trước cổ, sưng amidan hoặc nổi những nốt đỏ trong vòm miệng.

2. Viêm xoang

Viêm xoang hầu như đều có nguyên nhân là do virus gây ra. Viêm xoang có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi, đau vùng mặt. Và thậm chí nếu viêm xoang gây ra bởi vi khuẩn thì chúng cũng sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần.

Để làm loãng dịch mũi và thông thoáng đường mũi, bạn nên uống nước ấm, giữ không khí ấm và ẩm, khi nằm nên gối đầu cao một chút.

Bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh nếu triệu chứng kéo dài trên 10 ngày; hoặc khi các triệu chứng giảm dần và sau đó lại tái phát trở lại; hoặc trong trường hợp bạn bị sốt cao, dịch mũi đặc và có màu từ ba ngày trở lên.

3. Viêm tai

Hầu hết các trường hợp viêm tai sẽ tự khỏi sau từ hai đến ba ngày. Đặc biệt là ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Bạn nên cho con sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong vài ngày và tránh sử dụng kháng sinh. Hãy đưa con đi khám nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau từ 2 đến 3 ngày hoặc ngay khi có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Theo Viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ cho biết, kháng sinh chỉ nên sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi; trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi chỉ sử dụng trong trường hợp cơn đau ở mức trung bình đến nghiêm trọng; và chỉ sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi nếu cơn đau ở mức nghiêm trọng.

4. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc thường gây ra bởi virus hoặc do dị ứng, vì vậy sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Ngay cả với bệnh viêm kết mạc gây ra bởi vi khuẩn cũng có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Bạn có thể làm dịu các triệu chứng đau mắt đỏ bằng cách đắp mắt bằng khăn sạch, mát và ẩm. Với chứng đau mắt đỏ do dị ứng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa antihistamine.

Chỉ cân nhắc sử dụng kháng sinh trong điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra trong trường hợp bạn có sức đề kháng yếu; hay trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm sau một tuần không sử dụng thuốc; hoặc trong trường hợp mắt sưng, đau, chảy nhiều ghèn và có mủ.

5. Viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Thuốc kháng sinh rất hữu ích trong việc chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu. Nhưng nhiều người lớn tuổi vẫn được điều trị viêm đường tiết niệu sau khi xét nghiệm nước tiểu định kỳ cho kết quả có vi khuẩn, dù họ không hề mắc phải căn bệnh này.

Lý giải điều này, Hicks cho biết “Việc tìm thấy vi khuẩn trong nước tiểu của người cao tuổi không có gì là lạ, nhưng việc có vi khuẩn chưa hẳn là chúng đã gây ra nhiễm trùng”.

Bạn chỉ nên cân nhắc sử dụng kháng sinh nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu như cảm thấy đau buốt khi đi tiểu và thường xuyên mắc tiểu.

6. Bệnh chàm

Một số bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm bao gồm da nổi đỏ, khô và ngứa. Tuy nhiên, kháng sinh không thể giúp gì trong trường hợp này.

Để giảm các triệu chứng của bệnh chàm, bạn cần giữ ẩm cho da thường xuyên để tránh kích ứng hoặc lây từ người này sang người khác. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi hoặc thuốc mỡ để giảm ngứa và giảm sưng.

Chỉ cân nhắc sử dụng kháng sinh khi bạn thấy các triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn như nổi mụn mủ, đóng vảy có màu mật ong, da đỏ và ấm hoặc sốt.

Mỗi năm, có trên 2 triệu bệnh nhân tại Mỹ bị nhiễm khuẩn có khả năng kháng lại một vài chủng thuốc kháng sinh. Và việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh như hiện nay sẽ khiến con số này tiếp tục tăng. Cuối cùng, nguồn kháng sinh của con người có thể sẽ bị cạn kiệt theo thời gian nếu không có các biện pháp ngăn chặn.

Minh Bảo – Theo Consumer Report

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,485 nhà cung cấp dịch vụ, 138,420 người sử dụng và 231,718 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GenAI Chatbot ×