Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi cần lưu ý chuẩn bị các thủ tục một cách tuần tự dưới đây, tránh làm đảo lộn vấn đề sẽ khó khăn cho việc thẩm định thông tin:
- Trường hợp bị bỏ rơi trong bệnh viện/cơ sở y tế: Trường hợp này sẽ có bệnh viện và cơ sở y tế cấp giấy chứng sinh
- Trường hợp bị bỏ rơi bên ngoài cơ sở y tế: Bạn cần mời Công An phường hoặc Đại diện UBND Phường tại nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi.
- Cần xác định một tổ chức nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻ, có thể là các hội, đoàn thể, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi…
- Tổ chức nhận tạm thời nuôi trẻ cần phải có Bản thông báo lên đài phát thanh/truyền hình địa phương về trường hợp trẻ bị bỏ rơi. Lưu ý việc này rất quan trọng vì trẻ em cần được chăm sóc bởi cha mẹ sinh ra chúng đồng thời tránh các trường hợp bắt cóc hoặc lợi dụng khác.
- Tổ chức tạm thời nhận nuôi trẻ sẽ phát hành Giấy giới thiệu để bạn làm đại diện đi khai sinh cho trẻ.
Lưu ý: Đây chỉ là thủ tục khai sinh cho trẻ để đảm bảo quyền lợi của trẻ chứ chưa phải thủ tục nhận con nuôi. Nếu bạn muốn nhận trẻ về nuôi thì đây là thủ tục đầu tiên bạn cần phải làm.
Thông tin thủ tục
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Đơn vị giải quyết: | UBND Phường/Xã |
Bộ phận giải quyết: | Tư pháp – Hộ tịch |
Cách thức thực hiện: | |
Đối tượng thực hiện: | |
Thành phần hồ sơ: | – Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi (do UBND phường hoặc Công an phường) nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với trẻ bị bỏ rơi) – Hộ khẩu/CMND hoặc hộ chiếu- Giấy giới thiệu của tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ – Bản thông báo trên đài phát thanh/truyền hình địa phương – Bản chính giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh – Tờ khai đăng ký khai sinh |
Số lượng hồ sơ: | 1 bộ hồ sơ |
Thời hạn giải quyết: | 5 ngày đối với cấp Phường 7 ngày đối với cấp Xã |
Lệ phí: | Miễn phí |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: | |
Kết quả thực hiện: | |
Căn cứ pháp lý: | – Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 – Quyết định 5102/QĐ-UBND về việc Công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, thủ tục hành chính của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội – Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch – Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Phí và lệ phí – Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 29/02/2016 của Bộ Tư pháp – Thông tư 179/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính – Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch |
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,484 người sử dụng và 239,481 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.