Hướng dẫn thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở
Lưu ý: Các hợp đồng được chứng thực phải trên cơ sở thực tế, có nghĩa là nó phải bao gồm đầy đủ các giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, nhà ở hoặc động sản mà hợp đồng giao dịch. Giấy chứng nhận quyền sở hữu bao gồm các giấy chứng nhận chính thức được cấp, giấy thừa kế hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp mất, cấp lại hoặc chưa không thể xác minh được nguồn gốc tài sản giao dịch.
Trường hợp xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì tùy loại tài sản khác nhau mà các cơ quan có thể khác nhau thì hợp đồng/giao dịch liên quan đến tài sản mới được coi là hiệu lực và được chứng thực.
Nếu bạn chưa rõ về nguồn gốc tài sản, bạn cần có luật sư để giúp bạn nghiên cứu, tìm hiểu tính pháp lý cần thiết trước khi tiến hành giao dịch hợp đồng và chuẩn bị hồ sơ trước khi đến bộ phận công chứng.
Thông tin về thủ tục
Lĩnh vực: | Chứng thực |
Đơn vị giải quyết: | UBND Phường/Xã |
Bộ phận giải quyết: | Tư pháp – Hộ tịch |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân, tổ chức |
Thành phần hồ sơ: | – Dự thảo hợp đồng, giao dịch (Số lượng theo yêu cầu) – Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực còn giá trị sử dụng – Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó |
Số lượng hồ sơ: | 1 bộ hồ sơ |
Thời hạn giải quyết: | 2 ngày Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực |
Lệ phí: | 50.000 đồng/ hợp đồng, giao dịch |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: | I. Điều kiện 1. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. 2. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. 3. Các hợp đồng, giao dịch có nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội 4. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp 5. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Đất không có tranh chấp, không bị kê biên tài sản thi hành án. 6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà. II. Yêu cầu 1. Người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ. 2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. 3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. 4. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký được, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. 5. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực. 6. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dich, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch. |
Kết quả thực hiện: | – Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực – hoặc Văn bản từ chối chứng thực |
Căn cứ pháp lý: | – Bộ luật dân sự – Thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài Chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực – Thông tư số 20/2015/TT – BTP ngày 29/12/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch – Luật Đất đai 2013 – Luật nhà ở ngày 25/11/2014 – Quyết định số 5102/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội – Luật hôn nhân và gia đình – Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Trình tự thực hiện thủ tục
STT | Nội dung thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện | Kết quả |
---|---|---|---|---|
1 | Người yêu cầu chứng thực chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận một cửa | Người yêu cầu chứng thực | ||
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: – Lập phiếu nhận và hẹn trả kết quả cho công dân. – Nếu không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định | Cán bộ 1 cửa | 4 giờ | Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ – Văn bản thỏa thuận kéo dài thời gian chứng thực (nếu cần) | |
2 | Lãnh đạo UBND phường ký chứng thực | Lãnh đạo UBND | Hợp đồng đã được chứng thực | |
Cán bộ Tư pháp kiểm tra, giải quyết hồ sơ: – Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch và các giấy tờ liên quan – Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, cán bộ Tư pháp thông tin kịp thời trong ngày làm việc đến bộ phận “ Một cửa” để thông báo hoặc hẹn lại thời gian trả kết quả cho công dân (nếu cần thiết). – Hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng ký vào dự thảo hợp đồng. – Trình lãnh đạo UBND phường ký chứng thực vào hợp đồng. Hoàn thiện hồ sơ để trả kết quả cho bộ phận “Một cửa” phường. | Công chức Tư pháp – Hộ tịch | 1 ngày | Thông báo bổ sung hồ sơ | |
3 | Trả hồ sơ cho công dân, thu phí, lệ phí (yêu cầu công dân ký vào phần đã nhận kết quả) | Cán bộ 1 cửa | Hợp đồng đã được chứng thực | |
Bàn giao và tiếp nhận kết quả Thực hiện việc giao nhận kết quả, ký phiếu giao nhận | Công chức Tư pháp – Hộ tịch | 4 giờ | Phiếu giao nhận hồ sơ theo phần mềm |
Nguồn thủ tục tham khảo: dichvucong.hanoi.gov.vn
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,296 người sử dụng và 238,042 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.