Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc

Lưu ý: Trước khi tiến hành nộp hồ sơ đề nghị chứng thực di chúc, đây là thủ tục tương đối phức tạp để tránh sai sót và những khiếu kiện về sau trong chứng thực vì vậy các bạn cần nghiên cữu kỹ phần yêu cầu và điều kiện thủ tục mà chúng tôi đánh dấu * phía dưới.

Cần chuẩn bị kỹ càng các điều kiện về nhận thức hành vi của người yêu cầu chứng thực, cần có người làm chứng, người phiên dịch… cần nghiên cứu kỹ các nội dung quy định trong văn bản đề cập phía dưới để tuân thủ các điều kiện pháp luật đồng thời tránh làm mất thời gian của các cán bộ tư pháp cũng như thời gian của chính mình.

Nếu cần làm rõ các thông tin mà mình chưa hiểu, các bạn cũng có thể sử dụng một dịch vụ tư vấn của luật sư hoặc các văn phòng luật sư với một khoản chi phí để có người giúp bạn thẩm tra, chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện cần và đủ trước khi nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa.

Thông tin thủ tục

Lĩnh vực:Chứng thực
Đơn vị giải quyết:UBND Phường/Xã
Bộ phận giải quyết:Tư pháp – Hộ tịch
Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ủy ban nhân dân cấp phường/xã
Đối tượng thực hiện:Cá nhân
Thành phần hồ sơ:– Dự thảo di chúc
– Giấy chứng minh nhân dân
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó
Số lượng hồ sơ:1 bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết:1 ngày
Lệ phí:50.000 đồng/bản di chúc
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện: 1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Tại thời điểm chứng thực người yêu cầu chứng thực nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội.
4. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
5. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan.
6. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
Kết quả thực hiện:– Bản di chúc đã được chứng thực
– hoặc Văn bản từ chối chứng thực
Căn cứ pháp lý:– Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch
– Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
– Thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
– Luật hôn nhân và gia đình
– Luật Dân sự
– Quyết định 5102/QĐ-UBND về việc Công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, thủ tục hành chính của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trình tự thực hiện thủ tục

STTNội dung thực hiệnNgười thực hiệnThời gian thực hiện Kết quả
1Bàn giao hồ sơ giữa cán bộ tiếp nhận và cán bộ thụ lýCán bộ tư pháp tiếp nhận và cán bộ Tư pháp thụ lý
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
– Lập phiếu nhận và hẹn trả kết quả cho công dân.
– Nếu không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2 giờSổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
Công dân nộp hồ sơCông dân
2Cán bộ Tư pháp thụ lý hồ sơ tiến hành kiểm tra, giải quyết hồ sơ:
– Xem xét tính hợp pháp của di chúc, các giấy tờ liên quan và yêu cầu người lập di chúc ký vào bản di chúc.
– Trình lãnh đạo UBND phường ký chứng thực.
– Sau khi bản di chúc được ký chứng thực, hoàn thiện hồ sơ để trả kết quả cho bộ phận một cửa.
Cán bộ Tư pháp4 giờBản di chúc đã được chứng thực
3Bàn giao và tiếp nhận kết quả Thực hiện việc giao nhận kết quả, ký phiếu giao nhậnCán bộ trả kết quả Công chức Tư pháp Hộ tịch2 giờBản di chúc đã được chứng thực
Trả hồ sơ cho công dân, thu phí, lệ phí (yêu cầu công dân ký vào phần đã nhận kết quả)Cán bộ trả kết quảBản di chúc đã được chứng thực

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,484 người sử dụng và 239,481 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×