Hướng dẫn lắp đặt ổ khóa cửa tay gạt
Hiện nay có rất nhiều loại khóa cửa khác nhau, từ hiện đại đến đơn giản có rất nhiều mẫu mã và chủng loại giúp cho người tiêu dùng tha hồ lựa chọn. Trong đó thì khóa cửa tay gạt đang được rất nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ loại khóa này được sử dụng nhiều bởi nó mang trong mình nhiều ưu điểm khác nhau khiến người dùng thấy tiện lợi khi sử dụng. Vậy thì khóa của gạt tay cóa cấu tạo như thế nào? Và ưu điểm của khóa cử gạt tay là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Khóa cửa tay gạt là gì?
Khóa cửa tay gạt hay còn gọi là khóa tay bẻ là loại khóa cửa thường có một bộ phận để cầm vào, bẻ xuống (hay gạt) để mở cửa khi khóa. Khóa cửa gạt tay có cấu tạo một tay gạt lên gạt xuống để có thể đóng mở chốt khóa ở cánh cửa, nhờ vậy mà có thể khóa mở cửa một cách dễ dàng, tiện lợi. Loại khóa này được làm bởi nhiều chất liệu khác nhau như: inox, đồng, gỗ…
Cấu tạo của khóa cửa tay gạt
Cấu tạo của khóa cửa tay gạt có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm: thân khóa, tay ốp, chốt khóa… Ngoài ra trong thân khóa có cấu tạo chi tiết giúp cho việc thực hiện đóng mở khóa dễ dàng hơn.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại khóa cửa này giúp phân biệt với loại khóa cửa khác ở bổ phận tay gạt. Tay gạt được thiết kế có phần thanh ngang giúp người sử dụng có thể cầm nắm ở thanh ngan đó mở, khóa, kéo cửa một cách dễ dàng.
Khóa cửa tay gạt thường có kích thước khá đa dạng. Loại khóa này được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với kích thước, chất liệu của cánh cửa của từng nhà, từng không gian sử dụng.
Để sử dụng khóa cửa gạt tay chúng ta gạt tay khóa xuống 45 độ, để chốt gió chạy hết vào trong thân khóa, rồi kéo cửa nhẹ vào và ta dùng chìa vặn về hướng lỗ khóa của khung bao cho tới khi thấy cứng thì xoay chìa trả lại nửa vòng rút chìa ra
Mở khoá: Chúng ta dùng chìa vặn về hướng bản lề cho tới khi thấy cứng thì ta xoay chìa trả lại nửa vòng rút chìa ra và gạt tay khóa xuống 45 độ, mở cửa.
Ưu điểm và hạn chế của khóa cửa tay gạt
Ưu điểm của khóa cửa tay gạt
Khóa cửa gạt tay có cấu tạo khá đơn giản, tiện dụng trong sử dụng. Dù người già hay trẻ nhỏ, đều có thể dễ dàng sự dụng loại khóa cửa này, chỉ với thao tác hết sức đơn giản là cầm vào thanh ngang gạt xoay xuống phía dưới và kéo ra để mở cửa hoặc kéo gạt cho chốt khóa thu vào chui ra khớp với ổ tra trên cửa là có thể khóa được cửa.
Việc sử dụng chất liệu inox là chủ yếu trong cấu tạo khóa cửa giúp cho chúng có vẻ bề ngoài sáng bóng. Đồng thời nó giúp cho loại khóa này trở nên bền, đẹp và chắc chắn hơn nhiều chất liệu khác. Người tiêu dùng sẽ không phải lo về việc han rỉ hay mục nát mà các chất liệu khác mang lại.
Khóa cửa tay gạt có dáng vẻ bề ngoài đơn giản mà hiện đại nên khi sử dụng sản phẩm này sẽ phù hợp với nhiều không gian khác nhau, sử dụng ở nhiều không gian đa dạng hơn.
Những hạn chế của khóa cửa tay gạt
Nhược điểm của loại khóa này là sử dụng chìa khóa cơ gây khó khăn cho người sử dụng trong trường hợp sử dụng nhiều chìa khóa một lúc, nhất là khi các chìa có hình dáng gần giống nhau. Ngoài ra việc phải đem theo chìa khóa bên mình cũng rất khó chịu.
Cách lắp đặt khóa cửa tay gạt cao cấp
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành quá trình lắp đặt khóa, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Bộ ốc vít có sẵn trong hộp khóa
- Máy khoan
- Bộ đục gỗ
- Băng keo
- Nêm cửa (dùng để cố định cửa không nhúc nhích)
- Thước góc vuông
- Búa tay
- Mũi khoan 16 ly (16mm)
Lưu ý: Khi lắp đặt một ổ khóa mới nên đặt khóa cách mặt đất từ 0,9 – 1 mét.
Quy trình lắp đặt ổ khóa cửa tay gạt
- Vạch đường kẻ của chốt (chú ý bên chốt và bên cửa phải cùng cách mặt đất một đơn vị cố định).
- Đặt chốt của khóa đúng chỗ bên cửa và dùng bút chì kẻ đường biên của thân khóa, dùng thước vuông kẻ 1 đường ở giữa ngay bề dày của cửa, dùng nêm cửa cố định cửa lại.
- Dùng băng keo cố định mũi khoan để chắc chắn rằng tất cả những lỗ khoan đều có độ sâu như nhau. Khoan theo chiều dài của thân khóa đã được xác định ở bước 2. Ướm thử khóa vào nếu không được thì tiếp tục khoan để đặt cho vừa. Nếu đã vừa thì ta bắt đầu dùng bút chì viền lại vành thân khóa.
- Dùng bộ đục để đục theo viền của thân khóa ở bước 3.
- Đục xuống 1 khoảng nhất định bằng với bề dày của viền thân.
- Xác định lỗ trên thân khóa để cố định khóa trên cửa (2 bên cửa). Dùng khoan để khoan xuyên cửa của lỗ đã xác định. Lưu ý lỗ dưới to hơn lỗ trên vì lỗ dưới là chỗ để gắn tim khóa.
- Gắn khóa vào và bắt đầu cố định bởi các ốc vít đã có sẵn trong hộp khóa. Gắn cả tay gạt vào luôn nhé các bạn.
- Đục chỗ cố định bên kia của cửa và gắn vào.
Những lưu ý khi sử dụng khóa cửa tay gạt
Thứ nhất, một bộ khóa cửa cao cấp tay gạt được xem là thẩm mỹ và hoạt động tốt khi kiểu dáng của nó phải tinh tế và phù hợp với không gian kiến trúc xung quanh và cả cuộc đời của bộ khóa cửa lúc nào cũng vận hành nhẹ nhàng, êm ái, không có hỏng hóc bất thường (trừ trường hợp cửa bị xệ, vênh,… làm cho bộ khóa cửa bị ảnh hưởng theo).
Thứ hai, độ an toàn khóa cửa tay gạt có nhiều cấp độ, tùy theo vị trí cần gắn quan trọng hay không mà ta sử dụng đúng cấp độ an toàn ngay tại vị trí đó, sẽ tạo sự an toàn cao nhất cho ngôi nhà mà chi phí phả trả ở mức thấp nhất (vì cấp độ an toàn càng cao người sử dụng phải đầu tư với giá tiền càng lớn).
Thứ ba, thao tác lắp ráp ban đầu của bộ khóa cửa tay gạt lên bộ cửa rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến độ bền của khóa cửa trong quá trình hoạt động.
Thứ tư, độ an toàn của lõi chìa phải song hành với độ bền của lõi chìa vì khi thiết kế lõi chìa an toàn cao mà độ bền lõi chìa không có, hay hỏng hóc sẽ là một trở ngại rất lớn đối với người sử dụng và cả nhân viên kỹ thuật khi tìm cách bung, mở để bước vào căn nhà khi bộ khóa cửa gặp phải sự cố.
Thứ năm, để đạt được hiệu quả tốt nhất nên dùng đồng bộ: tay, thân khóa, lõi chìa đồng bộ của cùng một hãng. Nhà sản xuất đã tính được sự tương thích giữa các bộ phận cơ khí tác động với nhau, nên giúp cho bộ khóa luôn đạt độ an toàn và độ bền cao nhất.
Hướng dẫn bảo dưỡng khóa cửa tay gạt
Cách bảo quản khóa cửa
- Với các loại cửa, bạn hãy đóng mở nhẹ nhàng, sau một thời gian sử dụng hãy xịt dầu bôi trơn vào các trục bản lề, cửa sẽ không phát ra âm thanh cọt kẹt khi đóng mở.
- Nếu cửa bị xệ cánh, bạn có thể bào mài bớt đi để khắc phục hiện tượng này. Còn cửa bị xệ quá nhiều, bạn nên chỉnh lại bản lề. Việc này khá khó thực hiện, bạn có thể gọi đội sửa chữa cửa đến khắc phục. Sau đó lau chùi cửa bằng nước, tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa sẽ gây ố sơn…
Bảo dưỡng ổ khóa
Trong khi sử dụng, bạn cần nắm gạt, vặn gạt khóa nhẹ nhàng, sau một thời gian sử dụng khóa cửa cũng cần được xịt dầu mỡ bôi trơn vào thân khóa, lò xo tay khóa, lõi khóa để làm các bộ phận này được bôi trơn, giúp hoạt động trơn tru êm ái.
Vặn lại các ốc vít trên ổ khóa cho chặt lại khi thấy hiện tượng rơ, rung lắc. Còn nếu khóa đã quá cũ hỏng, sử dụng mất an toàn hãy tiến hành thay ổ khóa mới.
Lưu ý cần nhớ
Việc vệ sinh bảo dưỡng định kỳ cho cửa và khóa cửa giúp cho các bộ phận này luôn hoạt động tốt, tăng độ bền, do đó bạn nên thực hiện đều đặn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chiếc ổ khóa tay gạt, đây có thể coi là chiếc chìa khóa được rất nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi và dễ sử dụng, bên cạnh đó thì chiếc khóa cửa gạt tay này còn có giá cả rất hợp lý đa dạng về mẫu mã và màu sắc.
Trường hợp muốn có thợ sửa khóa tại nhà để thực hiện lắp đặt giùm mình thì đừng quên đặt trên ứng dụng Rada các bạn nhé.
Đặt thợ sửa khóa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa khóa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa khóa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa khóa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa khóa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa khóa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa khóa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ sửa khóa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa khóa
Lợi ích khi đặt thợ sửa khóa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa khóa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa khóa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa khóa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa khóa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa khóa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,614 nhà cung cấp dịch vụ, 139,160 người sử dụng và 236,729 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa khóa từ mạng lưới dịch vụ của mình.