Hiểu về pin lithium để dùng bền hơn
Hiểu rõ hơn về pin để dùng bền hơn!
Pin lithium được dùng khắp nơi quanh ta: máy chụp hình, máy quay phim, điện thoại, máy tính, headphone, loa, đồ chơi, vợt bắt muỗi, xe điện… Tuổi thọ của pin ảnh hưởng đến chi phí sử dụng các món đồ điện tử, những món đồ nhỏ gọn thì không thể thay pin được nên khi pin hư thì phải bỏ luôn.
Các nhà sản xuất thường công bố rằng tuổi thọ của pin lithium là 1000 chu kỳ sạc, tức là sau mỗi lần sạc thì cục pin bị giảm khả năng tích điện một chút và sau 1000 lần sạc thì khả năng tích điện của cục pin chỉ còn 80% so với ban đầu. Tuy nhiên tui rất nghi ngờ con số 1000 lần sạc đó. Nếu mỗi ngày sạc một lần thì sau 1000 ngày, tức là gần 3 năm, cục pin mới giảm đi một chút. Trong thực tế, tui thấy pin giảm khả năng tích điện rất nhanh.
Hiểu rõ hơn về chu kỳ sạc
Một chu kỳ sạc được tính là một lần sạc pin từ khi không còn điện tới khi đầy điện, tức là từ 0% tới 100%. Xem kỹ hơn nữa thì một chu kỳ sạc đó trải qua hai giai đoạn:
- giai đoạn đầu gọi là CC (constant current, dòng điện không đổi), điện thế của cục pin tăng dần trong giai đoạn này, kết thúc giai đoạn này thì pin đã được sạc đến 80% khả năng tích điện,
- giai đoạn sau gọi là CV (constant voltage, điện thế không đổi), dòng điện giảm dần trong giai đoạn này.
Tuổi thọ của pin không giảm đều trong hai giai đoạn. Giai đoạn CV chỉ sạc thêm có 20% điện năng nhưng lại gây hại tới 0,74 chu kỳ sạc.
Sạc đến bao nhiêu?
Vì lý do trên, rất nhiều tài liệu khuyên người sử dụng chỉ nên sạc pin lithium đến 80% thôi, đừng sạc đến 100%. Nhưng người sử dụng không có cách gì làm cho các máy ngừng sạc đúng lúc pin đã được 80%. Các máy đều sạc đến 100% mới ngừng và bật đèn báo cho người dùng biết. Gần đây iOS của Apple đã cho người dùng chọn ngừng sạc ở mức 80%, đó gọi là optimized battery charging.
Trên Google Play Store có một app giúp người dùng chọn mức ngừng sạc thấp hơn 100%, nhưng app đó cần chạy với quyền root, tức là không dùng được với phần lớn người dùng Android. Khi nào Android mới cho người dùng chọn mức sạc như iOS?
Trên máy laptop dùng Linux, dù có quyền root cũng không ngừng sạc khi pin chưa đủ 100% vì mạch điện không được thiết kế để ngừng sạc khi pin chưa đầy. Hơn 15 năm trước, tui có thấy một máy IBM Thinkpad cho phép ngừng sạc ở mức người sử dụng chọn, tất nhiên là máy đó đắt tiền hơn những máy khác.
Theo lý thuyết, nếu máy có thể ngừng sạc pin ở mức 80% thì tuổi thọ pin sẽ rất dài khi ta thường xuyên cắm điện. Khi máy được cắm điện và ngừng sạc pin ở mức 80% thì máy hoàn toàn dùng điện từ bên ngoài, pin không bị giảm điện năng nên không phải sạc lại, tức là không hao một chút chu kỳ sạc nào hết.
Khi nào sạc?
Tóm lại là chỉ nên sạc đến 80%. Nhưng khi pin giảm đến mức nào thì nên sạc? Về lý thuyết thì sạc từ mức nào dưới mức 80% cũng hại pin theo tỷ lệ điện năng sạc vào, nên ta có thể cắm sạc bất cứ lúc nào tiện, miễn là nhớ ngừng sạc ở mức 80%. Tuy nhiên nếu ta cắm sạc khi pin còn gần mức 80% thì hơi bất tiện vì cứ phải cắm vào rồi rút ra nhiều lần. Thôi thì nếu chưa phải cầm máy đi xa nguồn điện lâu thì chúng ta cứ dùng cho pin xuống thấp cũng không hại gì. Trong hình bên cho thấy khi sạc pin từ mức 20% lên 80%, pin bị gây hại 0,09 chu kỳ sạc. Giả sử mỗi ngày chúng ta dùng đến khi pin còn 20% và sạc đến mức 80% hai vòng thì pin chỉ bị hại có 0,18 chu kỳ sạc và sau một năm chỉ bị hại có 65,7 chu kỳ sạc. Dùng như vậy thì chúng ta có thể giữ pin tốt tới 4-5 năm.
Hai hình trên được chụp từ app AccuBattery. App này sẽ phát ra một tiếp bíp để nhắc khi pin đã sạc đến mức mà người sử dụng chọn. Khi dùng app được chừng một tuần thì app sẽ tính ra được khả năng tích điện hiện thời của pin là bao nhiêu so với lúc mới xuất xưởng.
Tài liệu tham khảo: AccuBattery
Tác giả: Bội Lê
Đặt dịch vụ tin học như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tin học tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ tin học có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ tin học, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ tin học biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ tin học gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ tin học
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu dịch vụ tin học, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ tin học
Lợi ích khi đặt dịch vụ tin học từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ tin học liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ tin học cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ tin học sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ tin học cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ tin học
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,627 nhà cung cấp dịch vụ, 139,218 người sử dụng và 237,294 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ tin học từ mạng lưới dịch vụ của mình.