Giao lưu trực tuyến cùng CEO Rada trên Dân trí 22/8/2018
Nguyễn Văn Hùng – Nam 30 tuổi
Ông Mã Hoàng Hải:
- Thứ nhất là Khát vọng: Nhóm phải có mong muốn rằng ý tưởng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ mang lại sự thay đổi cho cộng đồng.
- Thứ hai là Tự tin: Bạn phải tin vào giải pháp của bạn, đội ngũ của bạn, nỗ lực của bạn. Và cuộc thi chính là cơ hội để kiểm nghiệm lại toàn bộ.
- Thứ ba là Tính chuyên nghiệp: Cần kỹ lưỡng trong công tác chuẩn bị: tài liệu, trình bày…
Ba yếu tố trên sẽ giúp bạn đạt được thành công trong cuộc thi NTĐV.
Tôi cũng có lời khuyên là nếu cảm thấy chưa hội đủ 3 yếu tố trên thì bạn chưa nên thi. Thứ hạng của bạn trong cuộc thi sẽ thể hiện 3 khía cạnh như tôi nói ở trên, và nó phụ thuộc vào chính bạn và các cộng sự chứ không phải ai đó khác.
Nguyễn Xuân Phúc – Nữ 31 tuổi
Ông Mã Hoàng Hải:
Về cơ hội, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và nhiều cơ hội, bởi hạ tầng và trình độ phát triển còn nhiều khoảng trống để phát triển, xã hội còn nhiều bài toán chưa có lời giải… và những vấn đề này cần giải pháp mới, phù hợp với cộng đồng startup.
- Về khó khăn, hạn chế, thứ nhất là nhìn nhận của xã hội về startup còn khắt khe; ý tôi muốn nói đến văn hóa chấp nhận sự thất bại.
- Thứ hai là thiếu sự ủng hộ, khuyến khích của cộng đồng đối với các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của startup, nên giảm cơ hội để startup đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng để họ thử nghiệm và góp ý cải thiện sản phẩm.
- Thứ ba là vấn đề tài chính – điều không thể thiếu với startup nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Ở Việt Nam, việc tìm kiếm vốn gặp khó khăn cả từ chính sách.
- Thứ tư là vấn đề nguồn nhân lực. Các tường ĐH không chuẩn bị cho sinh viên về hành trình khởi nghiệp dù thời gian gần dây đã có thay đổi.
Lê Trọng Thuỷ – Nam 35 tuổi
Ông Mã Hoàng Hải:
Cảm ơn bạn về câu hỏi. Cả 3 điều bạn đề cập đều chỉ là hệ quả khi tham gia cuộc thi NTĐV, chứ không phải là mục tiêu của Rada. Khi tham gia cuộc thi, Rada đã có sản phẩm ra thị trường, chứ không phải chúng tôi làm sản phẩm để đi thi.
Đối với Rada, việc được tham gia thi cùng cộng đồng NTĐV là thử thách thật sự và chúng tôi hiểu trong cuộc thi này sẽ khẳng định hình ảnh thương hiệu và giá trị thực sự của Rada đối với cuộc thi nói riêng và cộng đồng người sử dụng Việt Nam nói chung.
Như Phúc – Nam 26 tuổi
Ông Mã Hoàng Hải:
Rada đến với cuộc thi Nhân tài đất Việt khá tình cờ, nhưng quá trình tham gia cuộc thi và đoạt giải đã gặp nhiều bất ngờ và gặt hái nhiều trải nghiệm thú vị. Rada đánh giá giải thưởng này là sự ghi nhận của cộng đồng, ban giảm khảo và ở khía cạnh nào đó là cả thị trường đối với các sản phẩm, ý tưởng mà Rada đang triển khai.
Về thành tưu, thứ nhất, thông qua cuộc thi, sản phẩm của Rada đã đến với cộng đồng ở cả hai mặt: người sử dụng và đối tác. Về người sử dụng, hiện Rada đã hiện diện ở 5 tỉnh/thành, tăng lên gấp 5 so với trước khi dự thi. Về đối tác, cho đến nay Rada đã làm việc với không dưới 10 doanh nghiệp lớn trong nước Khí gas miền Bắc của Petro Vietnam, Austdoor, Karofi… Tất cả đều muốn hợp tác với Rada để thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, gia tăng năng suất, phù hợp với trào lưu chuyển đổi số (digital transformation).
Tất cả các yếu tố như ý tưởng, sự hợp tác… cùng với việc tham gia và giành giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã giúp chúng tôi đưa mô hình nền tảng/kinh tế chia sẻ (sharing economy) vào mô hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.
Lời khuyên của Rada với các bạn đang làm startup là hãy tận dụng cơ hội tham gia các cuộc thi như Nhân tài đất Việt để sản phẩm đến đc với công đồng người Việt
Trần Đại Thanh – Nam 40 tuổi
Ông Mã Hoàng Hải:
Thứ nhất, theo mình biết, 2017 là năm đầu tiên NTĐV bổ sung hạng mục Khởi nghiệp, cũng là khá muộn, nhưng chỉ sau một năm, Rada thấy tác động rất lớn của hạng mục này với cộng đồng. Nhiều người đã có cái nhìn khác về khởi nghiệp, nghiêm túc hơn, đánh giá cao hơn. Sau khi Rada giành giải thưởng NTĐV, số đối tác tìm đến nhiều hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp truyền thống.
Thứ hai, mặc dù là năm đầu, nhưng số lượng nhóm tham gia rất lớn, chính xác là 178, thể hiện sự hưởng ứng của cộng đồng rất lớn, như thế tức là sự cạnh tranh cao, nên mình mong hạng mục này được đẩy mạnh hơn nữa trong năm nay và các năm tiếp theo.
Với giải thưởng, Rada có đề xuất nên tăng số lượng giải thưởng, vì mình tin lượng thí sinh tham gia rất đông. Ban tổ chức nên cân nhắc tăng giải thưởng theo hưởng kiểu như startup có thành viên trẻ, startup tiềm năng/triển vọng dành cho nữ giới, đặc biệt là nữ thanh thiếu niên thì càng tốt vì đó là độ tuổi phù hợp với các ý tưởng mới.
Trần Tuấn Mạnh – Nam 25 tuổi
Câu hỏi nhóm Rada: Lựa chọn một mô hình kinh doanh còn khá mới tại Việt Nam, khi khởi đầu, nhóm đã gặp những khó khăn gì?
Ông Mã Hoàng Hải:
- Thứ nhất là chúng tôi phải xác định được bài toán thực sự của người dùng Việt Nam, bởi mô hình và ý tưởng của thế giới thì có nhiều rồi.
- Thứ hai là phải tìm được mô hình phù hợp, với ý tưởng, đối tác, tài chính…
- Thứ ba là khi làm sản phẩm dịch vụ mới, mình phải thực thi, vận hành, giám sát, lắng nghe phản hồi của thị trường, điều chỉnh, bởi sản phẩm thường không được dễ dàng chấp nhận ngay từ lần đầu tiên. Việc này đòi hỏi 100% năng lượng của nhóm, để mang lại cho khách hàng Việt Nam giải pháp thực sự có giá trị, giải quyết đc các vấn đề của họ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi những người sáng lập phải hiểu bài toán giải quyết cho người dùng, chính mình phải trải nghiệm. Đây cũng là một chỉ dấu quan trọng của startup.
Ở Việt Nam, người ta hay nghĩ cái gì mới lạ thì sẽ khó tiếp cận thị trường, nhưng ngày nay điều đó không còn đúng; nếu sản phẩm, dịch vụ mới lạ nhưng đánh đúng nhu cầu thì rất thành công; thời đại số là như vậy. Hạ tầng, công nghệ giúp việc lan tỏa rất nhanh. Vì thế, việc quan trọng nhất là bạn hiểu được khách hàng của mình và mang lại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Và điều quan trọng là phải áp dụng mô hình mới, chứ mô hình truyền thống, cũ thì dễ thất bại.
Travis Kalanick thành lập Uber khi chẳng có kinh nghiệm gì về bước chân vào lĩnh vực vận tải; hay 3 nhà sáng lập AirBnB, theo cảm nhận của cá nhân tôi thì họ dường như hành trang lớn nhất của họ là niềm tin có thể mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Khó khăn khi khởi nghiệp thì chắc chắn có, nhưng mỗi lần tìm được giải pháp vượt qua khó khăn chính là một lần thành công. Và điều quan trọng là bạn giữ vững niềm tin và ý chí.
Hoàng Văn Linh – Nam 20 tuổi
Trở thành startup ở tuổi U40, theo nhóm, đâu là thuận lợi và khó khăn? Với một sinh viên công nghệ, muốn trở thành startup, cần những điều kiện gì?
Ông Mã Hoàng Hải:
Trong lĩnh vực startup, theo mình, tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng, tuổi nào cũng có thể bắt đầu. Theo thống kê, thậm chí độ tuổi 33-48 khởi nghiệp còn có lợi thế. 95% các startup thất bại, chỉ có 5% thành công, nhưng trong 5% đó, 75% là trong độ tuổi 33-48.
Về khó khăn, giống như các startup nói chung, khó khăn trước tiên là sản phẩm có được thị trường chấp nhận không. Thứ hai là tài chính có đủ để triển khai các sản phẩm, ý tưởng mong muốn ra thị trường hay không. Thứ 3 là nhân sự, cần thu hút được những người có tâm huyết và tài năng tham gia startup.
Về thuận lợi, thứ nhất, độ tuổi này chúng tôi không còn ảo tưởng và viển vông mà đã có những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định. Bên cạnh vấn đề công nghệ thì những kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị, điều hành, phát triển đối tác cũng rất quan trọng. Thứ hai là ở độ tuổi này, mạng lưới quan hệ xã hội đã đủ rộng để phối hợp nguồn lực để triển khai công việc một cách hiệu quả. Thứ ba là khả năng xử lý các vấn đề mang tính sức ép hoặc khó khăn đến với doanh nghiệp, thì tâm lý chấp nhận thất bại tốt hơn.
Chính vì những lý do trên, mình nghĩ 33-48 là độ tuổi thích hợp. Lấy ví dụ, ông Travis Kalanick đã sáng lập Uber ở độ tuổi 40, sau khi đã thất bại với một vài startup trước đó.
Về về thứ hai của câu hỏi của bạn, mình nghĩ bạn nên tham gia các sự kiện, các khóa đào tạo về startup để hiểu rõ việc khởi nghiệp, cách xây dựng startup. Công nghệ là một phần rất quan trọng nhưng không phải tất cả; bạn còn còn cần team hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng, cần những người am hiểu về thị trường, các kỹ năng tiếp thị, cả những kỹ năng bán hàng… Nếu bạn đã có những yếu tố này thì có thể bắt đầu, nếu không có thể tìm kiếm đối tác.
Ý tưởng chưa chiếm đến 1% sự thành công của startup, thực thi mới là việc khó, nên cần sự hợp sức của một đội. Bạn là sinh viên công nghệ thì có thể nghĩ đến chuyện đi phượt để hiểu hơn về khởi nghiệp. Khi muốn đi phượt, đầu tiên là đi đâu, lập team như thế nào, lựa chọn cung đường ra sao… Câu chuyện startup cũng tương tự như vậy, bởi trong hành trình đó có đầy đủ sự mạo hiểm, chia sẻ, thách thức, niềm vui và cả những trả giá. Nếu có sự chuẩn bị tốt và team tốt thì chuyến đi sẽ có những thu hoạch tốt, có những tải nghiệm tốt.
Chúc bạn tìm được ý tưởng tốt và những cộng sự phù hợp để khởi nghiệp! Và khi cần, bạn có thể tìm đế Rada với tư cách là người đi trước để cùng chia sẻ những khó khăn.
Chương trình Giao lưu trực tuyến Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 vào lúc 10h ngày 22/8, với sự tham gia của các khách mời:
- Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Tổng biên tập báo Dân trí, Phó Trưởng ban tổ chức Giải thưởng
- Ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media, Phó trưởng Ban Tổ chức, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
- Ông Nguyễn Long – Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT
- Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng- Bộ Y tế
- Ông Mã Hoàng Hải – CEO Công ty Cổ phần Rada – Giải Nhì NTĐV 2017 lĩnh vực CNTT Khởi nghiệp.
Nguồn: Cập nhật trực tuyến từ Dân Trí.
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,169 người sử dụng và 236,822 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.