Quét mã QR tải app đặt thợ sửa tủ lạnh
 

 

 

 

 

Có nên mua tủ lạnh cũ hay không? Nên lưu ý gì?

Tủ lạnh là một thiết bị điện lạnh hữu ích trong các gia đình, với sự đa dạng về sản phẩm thì việc lựa chọn một chiếc tủ lạnh ưng ý cũng không có gì quá khó khăn. Nhưng thay vì mua tủ lạnh mới, bạn đang có ý định mua tủ lạnh cũ để tiết kiệm chi phí và có thể mua được một chiếc tủ với dung tích chứa to hơn thì có nên hay không?

Có nên mua tủ lạnh cũ hay không?

Thị trường tủ lạnh nước ta lúc nào cũng sôi động với các thương hiệu tên tuổi như tủ lạnh Sharp, Samsung, hay các dòng sản phẩm đa dạng của tủ lạnh Panasonic… mỗi thương hiệu đều có những tính năng ưu điểm nổi trội riêng, các gia đình có thể căn cứ vào nhu cầu sử dụng của gia đình mình để lựa chọn loại tủ lạnh phù hợp nhất, với các gia đình muốn mua tủ lạnh cũ cũng có thể cân nhắc lựa chọn thương hiệu của những hãng trên. Tuy nhiên khác với chọn mua tủ lạnh mới, tủ lạnh cũ khi chọn chúng ta cần có những lưu ý và cân nhắc riêng để mua được một chiếc tủ lạnh cũ chất lượng.

Khác với một chiếc tủ lạnh mới, mua một chiếc tủ lạnh cũ chúng ta sẽ có hai mặt tốt và chưa tốt, tốt ở đâu? Tốt ở chỗ giá thành của các sản phẩm tủ lạnh cũ sẽ thấp hơn rất nhiều so với một chiếc tủ lạnh mới các gia đình sẽ bớt băn khoăn và cân nhắc hơn khi lựa chọn, còn mặt chưa được thể hiện ở chỗ, mua tủ lạnh cũ khá may rủi, rẻ chưa chắc đã đáng tiền bởi nếu không biết lựa chọn sẽ mua phải hàng kém chất lượng, tính năng sử dụng không tốt, mặt trái khi mua một chiếc tủ lạnh cũ các gia đình cần phải lưu ý đó là :

+ Đa số các dòng tủ lạnh cũ công nghệ đã lỗi thời, không còn được hiện đại, tiêu tốn nhiều điện năng bởi dòng tủ lạnh cũ không được tích hợp các công nghệ hiện đại như inverter tiết kiệm tối đa hiệu quả điện năng, hay công nghệ cấp đông mềm, và cả tính năng thông minh ngăn rau quả riêng tăng cường vitamin C cho sản phẩm nữa.

+ Do là tủ lạnh cũ nên động cơ của máy sẽ không được vận hành trơn tru như tủ lạnh mới, nên chúng ta sẽ tốn nhiều tiền để bảo trì bảo dưỡng cho động cơ của máy.

Điều đó khẳng định, mua tủ lạnh cũ tưởng rẻ nhưng lại không hề rẻ bởi chi phí bảo trì bảo dưỡng sẽ khá tốn kém, mặt khác phụ tùng của các thiết bị này hầu như đã bị thay đổi rồi nên độ bền tuổi thọ của sản phẩm cũng sẽ không được như trước tất nhiên sẽ khiến cho tủ lạnh hoạt động không còn được ổn định chắc chắn như các dòng tủ lạnh mới mua. Nhưng nếu may mắn bạn vẫn có thể mua được một chiếc tủ lạnh tốt với mức giá rẻ hơn nhiều so với việc mua một chiếc tủ lạnh mới.

Vậy khi mua tủ lạnh cũ chúng ta cần lưu ý gì?

+ Cân nhắc về tuổi thọ: Theo đánh giá chung các dòng tủ lạnh đã hoạt động và vận hành trên 10 năm sẽ không còn hiệu năng và chất lượng tốt nữa vì vậy khi chọn mua tủ lạnh cũ chúng ta cần cân nhắc và chiếc tủ lạnh chúng ta định mua, cân nhắc về tài chính liệu tiết kiệm được một khoản để mua tủ lạnh cũ có xứng đáng hay không.

+ Kiểm tra vỏ ngoài của tủ lạnh: Vỏ ngoài của tủ lạnh nên còn mới, không bị han gỉ hay bóp méo, bong sơn, các gia đình nên hạn chế lựa chọn những chiếc tủ lạnh có vết nứt như vậy có nghĩa là hiệu năng đã có vấn đề.

+ Kiểm tra lưới tản nhiệt: Lưới tản nhiệt là một bộ phận tiêu hao khá nhiều điện năng, đặc biệt nếu như bộ lưới tản nhiệt đã được sử dụng một thời gian dài thì mức hao phí điện năng sẽ càng cao, vì vậy để giảm thiểu tối đa điện năng khi mua tủ lạnh cũ các gia đình nên chọn lưới tản nhiệt sạch sẽ, đồng thời trong quá trình sử dụng lưới tản nhiệt chúng ta cũng nên vệ sinh sạch sẽ.

+ Kiểm tra hệ thống dây dẫn của tủ lạnh: Đa số các chiếc tủ lạnh trong quá trình sử dụng lâu dài, dây điện cũng sẽ bị cũ các gia đình nên kiểm tra xem dây điện có bị hỏng, chuột bọ cắn hay không bị như vậy sẽ rất nguy hiểm trong quá trình sử dụng, nếu có vấn đề gì ngay lập tức phải tiến hành thay ngay.

+ Kiểm tra tủ lạnh xem có được đóng kín không: Các gia đình tiến hành kiểm tra xem tủ lạnh có được đóng kín hay không, cửa tủ đóng nhẹ nhàng không cần không cần đóng quá mạnh. Tủ lạnh không đóng kín cửa được sẽ khiến hơi lạnh thoát ra ngoài, khiến cho thực phẩm dễ bị hư hỏng hơn, lượng hao phí điện năng cũng sẽ lớn hơn.

+ Kiểm tra kỹ càng bóng đèn phát sáng bên trong tủ: Khi chọn mua tủ lạnh cũ các gia đình đừng quên quan sát bóng đèn bên trong tủ lạnh nhé, nếu mở tủ đèn không phát sáng có thể là đã bị cháy hoặc kẹt công tắc… nên báo để cơ sở bán hàng thay ngay.

Đặt thợ sửa tủ lạnh

Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh

Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,334 nhà cung cấp dịch vụ, 137,887 người sử dụng và 228,392 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh
Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×