Chống rò điện từ bình nóng lạnh
Do thói quen hoặc do tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện, trong khi tắm, nhiều người vẫn để bình nóng lạnh hoạt động mà không biết rằng, nguy cơ rò điện hoàn toàn có thể xảy ra.
Rất nhiều nguyên nhân
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở (dây mayso). Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giật cho người sử dụng của 2 thiết bị này là như nhau. Theo TS Lê Huy Bình (Ban Khoa học, Công nghệ, môi trường và viễn thông – TCty Điện lực Việt Nam), hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây mayso với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Đồng tình với lời cảnh báo của TS Lê Huy Bình, PGS.TS Lê Văn Doanh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bảo dưỡng công nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định, về mặt khoa học và thực tế cuộc sống, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện. Và trên thực tế, đã có người chết vì thiết bị này.
Rất nhiều người cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá nhiều tiền điện.
Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai rơle: Rơle nhiệt là loại rơle mao dẫn đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động bật tắt điện theo chế độ đặt trước, đảm bảo đủ nước nóng cho sử dụng và tiết kiệm điện; Rơle an toàn sẽ tự động ngắt điện khi rơle nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép.
Ngoài nguyên nhân từ phía vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn xảy ra do sự ” quá già nua ” của một số bộ phận khác, trong đó có chiếc gioăng caosu cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện. Sự lão hoá của bộ phận này tạo ra những chỗ nứt trên vật liệu cao su gây hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng có thể bị hỏng và không còn giữ được chức năng cách điện khi xảy ra hiện tượng mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.
Chống rò điện bằng cách nào?
Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp đặt bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu dòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình).
Thông thường, trong thiết kế xây dựng, mỗi căn nhà cần có một chiếc cọc nối đất có vai trò như dây tiếp đất. Chiếc cọc này dài 2,5m chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,8-1m, được nối với những thiết bị điện có vỏ sắt nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Ở Việt Nam, hầu hết các gia đình không quan tâm đến bộ phận quan trọng này. Nhiều người cho rằng có thể dùng đường ống nước để thay thế, nhưng như vậy không đảm bảo tiêu chuẩn và không thực sự an toàn. Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 ” chân “, trong đó có một ” chân ” nối đất nên khá an toàn.
Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp ráp đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát.
Hiện loại thiết bị này có loại độ nhạy trung bình (dòng điện so lệch rò danh định là 500-600mA) và loại có độ nhạy cao (dòng điện so lệch rò danh định không quá 30mA). Với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy giặt… nên lắp đặt loại có độ nhạy cao. Tuy nhiên, thiết bị này khiến người sử dụng ” tương đối khó chịu “: Vào những hôm trời nồm, không khí có độ ẩm cao, có hiện tượng đọng nước ở các thiết bị, dòng điện theo đó rò ra ngoài, và rơle sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục, nếu không chúng ta phải tháo rơle ra!
Hiện nay, một số hãng sản xuất bình nóng lạnh đã nghiên cứu những loại sản phẩm riêng biệt cho những nước có khí hậu nóng ẩm kiểu như nước ra với một nút bấm có tác dụng ngắt rơle dòng điện.
Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.
Minh Nghĩa
Đặt thợ sửa bình nước nóng như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa bình nước nóng tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa bình nước nóng có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa bình nước nóng, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa bình nước nóng biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại bình nóng lạnh mà bạn đang sử dụng, hiện tượng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa bình nước nóng gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa bình nước nóng
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại bình nóng lạnh mà bạn đang sử dụng, hiện tượng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa bình nước nóng, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa bình nước nóng
Lợi ích khi đặt thợ sửa bình nước nóng từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa bình nước nóng liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa bình nước nóng cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa bình nước nóng sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa bình nước nóng cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa bình nước nóng
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,543 nhà cung cấp dịch vụ, 138,764 người sử dụng và 233,928 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa bình nước nóng từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa bình nước nóng