Chỉ số Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2018
Tài liệu báo cáo ” Chỉ số Thương Mại Điện Tử Việt Nam năm 2018 “
Chỉ số Thương mại điện tử 2018 được xây dựng trong bối cảnh sau hai mươi năm xuất hiện ở Việt Nam Internet đã tác động sâu sắc và toàn diện tới kinh tế xã hội. Sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016 thương mại điện tử nước ta đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong ba năm tiếp theo 2018 – 2020.
Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2018 được xây dựng từ kết quả khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Phương pháp xây dựng chỉ số được kế thừa từ các năm trước. Đặc biệt, chỉ số năm nay xem xét kỹ tình hình đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia cũng như quốc tế, thu nhập bình quân đầu người và số lượng doanh nghiệp tại mỗi địa phương. Cân nhắc mối tương quan cao giữa tỷ lệ tên miền quốc gia trên một nghìn dân với hạ tầng và nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, tương tự như 2017, năm nay không tiến hành xây dựng chỉ số cho những địa phương có tỷ lệ này quá thấp.
Mặc dù sự phát triển của thương mại điện tử đã bắt đầu lan tỏa tới nhiều địa phương nhưng khoảng cách số vẫn còn rất lớn. Hai thành phố lớn nhất đồng thời là hai trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ. Ngoài Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của miền Trung, những địa phương có thứ hạng cao là những địa phương nằm trong khu vực cận kề với hai thành phố trên.
Bên cạnh việc khảo sát và xếp hạng thương mại điện tử tại các địa phương theo các tiêu chí hạ tầng và nguồn nhân lực, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giao dịch giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp (G2B), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2018 phân tích một số thử thách sẽ tác động lớn tới sự phát triển của thương mại điện tử nước ta trong những năm tới, bao gồm quản lý thuế, kinh tế chia sẻ và công nghệ blockchain.
Bao-cao-chi-so-Thuong-Mai-Dien-Tu-2018NỘI DUNG
- LỜI NÓI ĐẦU
- CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
- 1. Tốc độ tăng trưởng: tiếp tục ở mức cao
- 2. Tên miền và website: quốc gia hay quốc tế
- 3. Blocchain và Tiền số: bức tranh tương phản
- 4. Kinh tế chia sẻ: tiến hay lùi
- 5. Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: bước ngoặt đầu tiên
- 6. Cánh mạng công nghiệp lần thứ tư: từ mong muốn tới hành động
- CHƯƠNG II – TOÀN CẢNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2018
- 1. CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT
- 2. HẠ TẦNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
- a. Trang bị thiết bị điện tử
- b. Sử dụng email và các công cụ hỗ trợ trong công việc
- c. Lao động chuyên trách về thương mại điện tử
- d. Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử
- 3. GIAO DỊCH GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG (B2C)
- a. Website doanh nghiệp
- b. Kinh doanh trên mạng xã hội
- c. Tham gia các sàn thương mại điện tử
- d. Kinh doanh trên nền tảng di động
- e. Các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động
- 4. GIAO DỊCH GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP (B2B)
- a. Sử dụng các phần mềm quản lý
- b. Sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử
- c. Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến
- d. Tỷ lệ đầu tƣ, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động
- e. Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến
- 5. GIAO DỊCH GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI DOANH NGHIỆP (G2B)
- a. Tra cứu thông tin trên các website cơ quan nhà nước
- b. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến
- c. Lợi ích của dịch vụ công trực tuyến
- CHƯƠNG III – CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO ĐỊA PHƯƠNG
- 1. CHỈ SỐ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- 2. CHỈ SỐ VỀ GIAO DỊCH GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
- 3. CHỈ SỐ VỀ GIAO DỊCH GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP
- 4. CHỈ SỐ VỀ GIAO DỊCH CHÍNH PHỦ VỚI DOANH NGHIỆP
- 5. CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
- PHỤ LỤC
- Phụ lục 1 – Chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia
- Phụ lục 2 – Chỉ số Môi trường kinh doanh
- Phụ lục 3 – Chỉ số Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
- Phụ lục 4 – Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
- Phụ lục 5 – Dân số, Doanh nghiệp và Thu nhập
- Phụ lục 6 – Phân bổ tên miền quốc gia “.VN” theo địa phương
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,617 nhà cung cấp dịch vụ, 139,164 người sử dụng và 236,772 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.