Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Cấm đào rừng, phân biệt đào rừng, đào trồng thế nào?

Trước Tết Tân Sửu 2021, chuyện đào rừng, đào trồng là một câu chuyện rất “nóng”. Bởi năm nay, Thủ tướng đã rất quyết liệt trong việc xử phạt những người chặt, bán, mua đào rừng. Vì vậy, chuyện làm thế nào để phân biệt đào rừng và đào trồng rất được quan tâm.

Phân biệt đào rừng, đào trồng thế nào?

Hiện nay, tên gọi “đào rừng” đang được nhiều người sử dụng chung chung cho các loại đào phai chuyển từ miền núi về.

Tuy nhiên, đào rừng bị Chính phủ “cấm” là những cây đào có tuổi thọ lâu đời, mọc ở tự nhiên ở trong rừng hoặc do con người trồng để làm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… Còn đào trồng là do con người trồng trên đất nông nghiệp, đất vườn.

Nhìn chung, tùy mục đích trồng khác nhau, địa điểm trồng khác nhau mà phân biệt đó là đào rừng hay đào nhà.

Về hình thức, đào rừng thường có cành cao đến 5 – 6m, thân cành xù xì, mốc, nhiều tầm gửi bám, rất ít hoa nhưng bông rất khỏe. Còn đào trồng do được cắt tỉa nên cành thấp, nhiều hoa.

Tuy nhiên, với người dân, việc dựa trên những yếu tố trên để phân biệt không hề dễ dàng.

Trong khi đó, chỉ đạo của Thủ tướng nhằm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết chứ không cấm đào do người dân trồng. Bởi thúc đẩy mua bán đào trồng góp phần làm tăng thu nhập cho người trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng núi.

Theo đề xuất của nhiều tỉnh, địa phương tiến hành xác minh và cấp giấy chứng nhận cho người dân về nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, những cành đào người dân trồng đem đi bán, phải được gắn mác hoặc có chứng nhận là đào trồng. Việc này vừa giúp cho người trồng đào dễ dàng trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của đào vừa giúp quản lý thị trường hoa đào Tết được chặt chẽ.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Công văn 356/BNN-TCLN quy định:

Việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo,quản lý tại cơ sở; tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt, phá cây rừng; tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, trong thời gian trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ách tắc sản xuất, tiêu thụ sản phầm hợp pháp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định sẽ phối hợp với các địa phương, tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách đảm bảo khả thi đúng pháp luật, phù hợp thực tiễn để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Như vậy, hiện nay, chưa có quy chế giúp phân biệt nguồn gốc, xuất xứ của đào rừng và đào trồng thống nhất trên cả nước. Người dân chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để xin hướng dẫn cấp tem, dán nhãn giúp phân biệt đào rừng – đào trồng.

Chưa thống nhất quy định, thương lái và người trồng đào gặp khó?

Như vậy, hiện nay chưa có quy định về trích xuất nguồn gốc, xuất xứ đào trồng nên mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau. Chẳng hạn, có địa phương yêu cầu được truy xuất nguồn gốc cho cây đào để xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.

Tuy nhiên, địa phương khác yêu cầu “dân buôn đào” làm đơn xác nhận có mua cành đào trong vườn của hộ dân, kèm theo danh sách cụ thể cá nhân, hộ gia đình bán gốc cây, cành đào. Khi địa phương xác nhận xong, lô đào mới đủ điều kiện đưa ra khỏi địa bàn… Dẫu vậy, việc xin xác nhận của địa phương cũng tốn không ít thời gian. Bởi khó khăn trong việc chứng minh xuất xứ đào, việc thu mua đào núi để chở về miền xuôi bán bị hạn chế bởi thương lái sợ bị cơ quan chức năng xử phạt. Người trồng đào cũng vì thế mà khó tiêu thụ đào, trong khi, mỗi vụ đào chỉ kéo dài khoảng 02 tuần trước Tết Nguyên đán.

Trước đó, tại hội nghị của ngành nông nghiệp ngày 24/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,623 nhà cung cấp dịch vụ, 139,208 người sử dụng và 237,206 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×