Cách thức kiểm tra một số linh kiện tủ lạnh khi sửa chữa
Trường hợp tủ lạnh hỏng: Tủ lạnh vẫn họa động (máy nén vẫn chạy), đèn vẫn sáng, quạt vẫn chạy nhưng ngăn đông đá trên chỉ lạnh nhẹ, có khi để cả tuần vẫn không thấy đông đá. Ngăn dưới thậm chí không mát, chạy một thời gian thì đóng băng giàn. Hãy cũng Rada tìm hiểu chi tiết cách thức thợ phân tích và xử lý tình huống nêu trên các bạn nhé.
Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán link kiện tủ lạnh, nếu bạn (thợ) kiểm tra phát hiện tủ lạnh bạn bị hỏng linh kiện nào thì có thể chạy ngay ra cửa hàng mua linh kiện cần tìm, nếu không biết tên thì bạn cũng có thể đem ra đưa cho chủ cửa hàng thì họ sẽ bán cho bạn.
Trường hợp khi mà tủ chỉ mát mà không lạnh thì bạn cần chú ý đến các linh kiện dưới đây:
- Timer
- Trở phá băng
- Sò nóng (Cảm biến dương)
- Sò lạnh (Cảm biến âm hay còn gọi là con âm tủ lạnh)
- Cảm biến nhiệt
- Quạt gió
Kiểm tra timer xả đá tủ lạnh (đồng hồ thời gian)
Đây là bộ phận quan trọng nhất trong tủ lạnh, nếu con này hoạt động không chính xác sẻ dẫn đến tình trạng tủ hoạt động không bình thường.
Linh kiện này giúp tủ lạnh kiểm soát quá trình làm nóng xả đá và làm lạnh của tủ lạnh. Timer định trước quá trình làm lạnh và làm nóng xả đá, cho phép hệ thống xả tuyết để đảm bảo tủ lạnh lun giữ được nhiệt độ thích hợp.
Nếu timer hỏng thì đồng nghĩa nó sẻ không định trước được thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh lạnh hoặc dàn lạnh có hiện tượng bị đông đá
Nguyên lí hoạt động của timer rơle là khi có nguồn điện vào thì nó sẻ tự động ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Thông thường thời gian xả đá mất khoảng 20 – 30 phút
Timer tủ lạnh có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau nhưng chung quy lại thì nguyên lí hoạt động hoàn toàn giống nhau
- Con timer thường có 4 chân được bố trí theo thứ tự từ 1 – 4. Chân số một thường được ngăn cách bởi một thanh nhựa trắng
- Chân số 1 và 3 là cuộn dây
- Chân số 2 là chân xả đá,
- Chân số 4 là chân cấp điện cho lock và quạt
Cách kiểm tra timer rơle thời gian tủ lạnh còn sống hay không
Đầu tiên là bạn cần kiểm tra relay 4 chân gồm Chân 1 và 3 là chân cuộn dây. Vì thế bạn sử dụng đồng hồ để kiểm tra chân số 1 và 3, nếu thấy kim nhảy 1 nữa đồng hồ thì ok, còn không thấy nhảy hoặc nhảy lệch 100% về bên phải thì chứng tỏ timer đã hỏng
Hãy dùng tay xoay nhẹ trục quay của timer cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “Tách” và đo điện trở giữa chân 3 với 2
Tiếp tục xoay nhẹ cho đến khi nghe thấy tiếng Tách thứ 2, lúc này bạn đo điện trở giữa chân 3 với 4, đây là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén
Điện trở phá băng – Điện trở xả đá tủ lạnh
Phần này ta chỉ kiểm tra đơn giản vậy thôi tiếp theo là đến con trở phá băng. Để kiểm tra điện trở phá băng còn sống hay chết ta vẫn sử dụng đồng hồ, dùng 2 kim đồng hồ chập vào 2 đầu múi điện, nếu phát hiện kim đồng hồ nhảy thì Ok không thì nó đã hỏng
Lưu ý: Thường thì cái này hư là do đức phải sợ đốt hoặc bị vỡ và đó cũng là nguyên nhân khiến tủ lạnh không phá được băng
Tiếp theo là sò nóng
Sò nóng đóng vai trò bảo vệ tủ lạnh, tức là khi nhiệt độ phá băng trong tủ lạnh cao quá 70 độ C thì nó sẻ tự động bức để bảo vệ tủ khỏi phải cháy nổ.
Cách kiểm tra: Ta vẫn thực hiện như 2 con link kiện trên, vẫn sử dụng đồng hồ để đo. Nếu kim đồng hồ không nhảy thì nó đã bị đức và ngược lại.
Tiếp đến là sò lạnh – Con âm tủ lạnh
Sò lạnh hay còn gọi là sò âm, linh kiện này thì có rất nhiều loại, nào là dây ngắn, dây dài, hãng Toshiba, Samsung, LG…
Bạn lưu ý nhé: Con sò lạnh này phải âm từ 2 độ C trở xuống thì nó mới đóng tiếp điểm, trên thì nó sẻ hở. Khi bạn sử dụng đồng hồ đo mà thấy kim đồng hồ không nhảy thì đừng kết luận nó đã hư vì nguyên lí hoạt động của nó là dưới 2 độ C mới đóng.
Trường hợp này để có thể kiểm tra được sò lạnh còn sống hay không thì chỉ có 2 cách:
- Là cho vào xô đá, để 1 khoảng thời gian nhất định rồi kiểm tra hoặc bạn tìm nguồn nhiệt độ thấp hơn 2 độ C cho vào
- Là nếu bạn đã kiểm tra 3 con link kiện trên đều còn sống thì chắc chắn con sò lạnh này đã chết
Tôi cam kết với bạn rằng cách kiểm tra trên hoàn toàn chính xác 100%.
Đó là cách kiểm tra sự cố nguyên nhân dẫn đến tủ lạnh yếu lạnh không đông đá.
1 chú ý này nữa nhé, khi bạn tháo gỡ phần nắp trên ngăn đông ra mà thấy có hiện tượng đóng đá thì chắc chắn tủ lạnh đã bị hỏng con trở phá băng
Khi cảm biến phá băng hỏng bạn có thể thay thế bằng cách mua linh kiện tương tự, hiện tại mức giá bán sò lạnh tầm 250.000đ
Cảm biến nhiệt tủ lạnh Sensor
Nguyên lí hoạt động của nó là khi ta điều khiển nút vặn lên nhiều thì lock sẻ hoạt động nhiều, giảm xuống thì khi tủ lạnh đủ nhiệt độ thì nó sẻ tự động ngắt
Hầu hết tất cả các link kiện trên đều kiểm tra bằng đồng hồ nên vì thế không nhất thiết phải tháo gỡ nó ra hoàn toàn
BẢNG TRỊ SỐ SENSOR TỦ LẠNH | ||
Pansonic – Hitachi – Sharp – Aqua – Sanyo – Mitshubisi | Tất cả đều 1,76k | |
LGElectroluxToshiba | Xả băng – 2kXả băng – 8kXả băng – 8k | Ngăn mát – 8kNgăn mát – 8kCác ngăn khác – 8k |
Samsung | Tất cả các ngăn đều 4k |
Cách kiểm tra Thermostat tủ lạnh
Thermostat là linh kiện có tác dụng điều chỉnh, đóng ngắt nhiệt độ trong tủ lạnh. Khi tủ bạn không đủ mát, lạnh bất thường hoặc nhiệt độ chênh lệch có thể là do Thermostat bị hỏng
Cách kiểm tra như sau:
Đối với linh kiện Thermostat 3 chân thì bạn cũng có thể thực hiện như cách đo trên và chỉ cần hoán đổi vị trí chân đo là được
Quạt gió tủ lạnh
Bộ phận này cũng rất quan trọng, nếu quạt gió không chạy đồng nghĩa với việc tủ đá không đông và ngăn dưới không mát…
Cách kiểm tra thì khi bạn tháo tủ lạnh ra kiểm tra xem nó có bị cọ xác với thứ gì đó không, có nhiều trường hợp quạt không chạy do cấn phải băng đá.
Nếu không phải lí do này thì bạn tháo ra kiểm tra bằng cách cho dòng điện chạy vào xem nó còn hoạt động không ? Và tôi nghĩ chắc bạn sẻ biết nên làm gì tiếp theo
Quạt gió thì có rất nhiều loại nhưng nguyên tắc hoạt động đều giống nhau hoàn toàn
Chúc các bạn sớm khắc phục sự cố với chiếc tủ lạnh của mình.
Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,576 nhà cung cấp dịch vụ, 138,967 người sử dụng và 235,136 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh