Cách phòng tránh tai nạn thiết bị điện trong mùa mưa bão
Mùa mưa bão thường kéo theo tình trạng độ ẩm tăng cao trong nhà, gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sự cố điện. Cùng Rada khám phá những biện pháp phòng tránh tai nạn điện hiệu quả trong mùa mưa bão nhé!
Các loại thiết bị điện dễ hỏng vào mùa mưa ẩm
Mùa mưa bão đến thường xảy ra tình trạng ngập úng và sấm chớp, kèm theo đó là nỗi lo lắng về các thiết bị gia dụng trong nhà có nguy cơ bị rò rỉ điện, hư hỏng do ngấm nước hoặc ảnh hưởng của tia sét, cùng lưu ý những thiết bị dễ bị hỏng trong mùa này để phòng tránh tai nạn điện.
Máy lọc không khí
Máy lọc không khí nếu đặt ở môi trường có độ ẩm cao hoặc bị ngấm nước do mưa ẩm kéo dài sẽ khiến máy bị giảm hiệu quả hoạt động, tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra, vệ sinh định kỳ màng lọc không khí và hệ thống lọc, tránh tình trạng các linh kiện bị hư hại.
Máy sấy tóc
Nếu máy sấy tóc tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao lâu ngày có thể gây hỏng hóc cho máy. Điện áp có thể bị ảnh hưởng, dây điện bị nứt, motor bị hỏng, hoặc các linh kiện khác bên trong máy có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.
Máy thường được đặt ở nơi như nhà vệ sinh hoặc sảnh tắm, đây là những nơi có độ ẩm cao và là môi trường lý tưởng để nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Để bảo vệ máy sấy tóc khỏi độ ẩm, bạn hãy đặt máy sấy tóc ở nơi khô ráo, thoáng khi không sử dụng.
Máy lọc nước
Máy lọc nước là thiết bị điện thường bị lãng quên nhất khi có sự cố vì mọi người nghĩ máy đã có vỏ tủ bảo vệ, nhưng các linh kiện điện tử và bộ phận cảm biến có thể bị ảnh hưởng, nếu trong môi trường độ ẩm cao. Bên cạnh đó, bề mặt vỏ của các lõi lọc sẽ bị nấm mốc, vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh thường xuyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước được lọc.
Do đó, bạn hãy đặt máy ở nơi thoáng mát, khô ráo, để tránh nước chảy vào bên trong máy, ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh, bảo dưỡng máy lọc nước thường xuyên để đảm bảo hiệu quả lọc nước và tuổi thọ của máy.
Thiết bị điện tử
Vào mỗi mùa mưa bão, thường xảy ra tình trạng ngập úng khiến hệ thống điện bị rò rỉ, làm các sản phẩm gia dụng trong nhà dễ bị hỏng. Vì vậy, bạn nên đặt các thiết bị điện như dây dẫn điện, cầu dao điện và những sản phẩm gia dụng trong gia đình (lò vi sóng, bếp ga, bếp điện, nồi cơm điện,…) ở nơi cao ráo, khô thoáng.
Các loại quạt
Quạt là thiết bị luôn được cắm điện sử dụng thường xuyên trong gia đình, các linh kiện trong máy quạt có thể bị ảnh hưởng nếu đặt trong môi trường độ ẩm cao lâu ngày. Vào mùa mưa, sau khi sử dụng bạn hãy rút phích cắm ra để tránh xảy ra hiện tượng rò điện, gây nguy hiểm cho trẻ em và mọi người xung quanh.
Ổ điện
Chúng ta thường chỉ kiểm tra các thiết bị điện có bị hư hỏng mà bỏ quên ổ điện là thiết bị dễ dẫn đến cháy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra. Do ổ điện thường được gắn vào sát tường hoặc góc nhà, nên những ngày mưa kéo dài sẽ khiến tường bị tăng độ ẩm dễ gây chập mạch.
6 cách phòng chống tai nạn điện vào mùa mưa bão
Chú ý khi sử dụng thiết bị điện trong nhà
Trong mùa mưa bão, cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, không để bị dột và ẩm ướt ở khu vực có điện. Khi kiểm tra xem có điện hay không, bạn cần phải dùng bút thử điện để thử, không nên tiếp xúc trực tiếp với điện, các thiết bị điện bị ngấm nước nếu tay bị ướt.
Lưu ý các đường dây âm tường trong nhà
Hầu hết các ngôi nhà hiện nay đều sử dụng đường dây điện đi âm tường để tăng tính thẩm mỹ, tuy nhiên mưa bão lâu ngày khiến tường nhà bị ngấm nước, ngấm vào đường dây điện gây ra chập cháy rất nguy hiểm.
Khi hết mưa, hãy ngắt toàn bộ cầu dao, sau đó kiểm tra các mối nối, đường dây, ổ điện thật kỹ, sấy khô các chỗ bị nhiễm nước trước khi sử dụng lại bình thường.
Những gia đình sống trong vùng lũ nên sử dụng các thiết bị điện đảm bảo của các hãng uy tín, thiết kế hệ thống điện, cầu dao từng tầng riêng biệt để dễ dàng cắt điện khi bị sự cố, nếu nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, vì điện bị rò rỉ trong nước có nguy cơ gây tai nạn chết người.
Hạn chế đặt ổ cắm, ổn áp ở vị trí thấp
Một số gia đình có thói quen để ổ cắm ở các vị trí thấp như chân bàn, ghế,… để tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên những vị trí thấp này rất dễ bị ẩm, nhiễm hơi nước, đặc biệt nếu gia đình bạn ở trong vùng ngập úng, gây ra tình trạng chập cháy, nguy hiểm cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, các gia đình có sử dụng ổn áp, phải để máy ở trên cao, tránh nước, tránh nơi ẩm thấp để không cho nước có khả năng xâm nhập, sẽ làm hư hỏng ổn áp.
Dây nhánh sau đồng hồ điện được lắp song song
Dây nhánh phía sau công tơ điện phải được lắp song song hai dây, cao hơn đầu người. Bạn nên chọn dây dẫn phù hợp với công suất, bề mặt cách điện của dây dẫn tốt, chịu được lực căng. Dây điện phải được lắp vào thiết bị có sử dụng sứ cách điện, đảm bảo chắc chắn khi có mưa giông, gió lốc không bị gió đánh rơi xuống đất hoặc bị đứt.
Lắp thêm cầu dao chống giật
Cầu dao điện chống giật là thiết bị điện không thể thiếu trong bất kì hệ thống điện nào hiện nay, cần thiết trong gia đình kể cả mùa hè khô hanh hay mùa mưa ẩm mốc. Việc lắp thêm cầu dao chống giật, giúp giảm thiểu tình trạng nếu có bị chạm điện thì thiết bị này sẽ tự động cắt nguồn điện, ngăn ngừa tai nạn điện.
Tiếp đất cho các thiết bị gia dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện của gia đình bạn như cột thu lôi, cột chống sét, dây thu sét,… Đây là giải pháp đảm bảo an toàn điện năng để những thiết bị điện không bị hư hại.
Đối với những thiết bị cồng kềnh, sát mặt đất như máy giặt, tủ lạnh,… khó di dời lên các vùng khô ráo khi mưa bão, cần kiểm tra thật kỹ các thiết bị, đảm bảo đường dây và ổ điện khô ráo trước khi sử dụng lại.
Tiếp đất cho các thiết bị gia dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện của gia đình bạn như cột thu lôi, cột chống sét, dây thu sét,… Đây là giải pháp đảm bảo an toàn điện năng để những thiết bị điện không bị hư hại.
Đối với những thiết bị cồng kềnh, sát mặt đất như máy giặt, tủ lạnh,… khó di dời lên các vùng khô ráo khi mưa bão, cần kiểm tra thật kỹ các thiết bị, đảm bảo đường dây và ổ điện khô ráo trước khi sử dụng lại.
Trên đây là những thông tin hữu ích về phòng tránh tai nạn thiết bị điện ngày mưa bão, Rada mong rằng thông tin này có thể giúp ích cho bạn cùng người thân trong mùa mưa bão này.
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,295 người sử dụng và 238,023 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.