Bí quyết không bị mất tiền oan cho thợ sửa điều hòa khi vào mùa nóng
Mùa nóng tới, nhiều gia đình bật điều hòa nhiệt độ thì gặp phải một số sự cố như: điều hòa không mát, phát ra tiếng kêu to… Nếu không phải là người có hiểu biết về lĩnh vực này, chắc chắn chúng ta phải gọi thợ đến bảo dưỡng điều hòa và phải trả những khoản phát sinh không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần một vài thao tác nhỏ, ta hoàn toàn có thể “tự xử” được những sự cố này.
Bị thợ bảo dưỡng điều hòa “chăn” tiền
Vì tiết kiệm điện nên vào mùa nóng năm ngoái, phải đợi đến hôm thời tiết nóng trên 30 độ, anh Trần Văn Hòa ở Thanh Xuân (Hà Nội) mới dám bật điều hòa. Thế nhưng sau một kỳ “nghỉ đông”, khi bật lên thì điều hòa kêu cành cạch và hơi lạnh rất yếu. Lo lắng cho chiếc điều hòa có giá cả chục triệu đồng này, anh Hòa vội vã gọi thợ đến sửa chữa và bảo dưỡng.
Vì đã vào giữa mùa nóng nên thợ điều hòa rất nhiều việc, phải khá vất vả anh Hòa mới tìm được 2 người thợ khá trẻ đến. Vừa tới nơi, họ lập tức bấm điều khiển, nghe ngóng chừng 1 phút rồi phán: “Điều hòa bị hết gas. Giàn nóng lạnh bị bẩn, phải bảo dưỡng. Giá bơm gas là 495.000đ/kg. Giá bảo dưỡng là 200.000đ”.
Vì hôm đó trời quá nóng, anh Hòa chỉ muốn nhanh chóng sửa xong điều hòa nên đã đồng ý. 2 người thợ hý hoáy làm trong khoảng 20 phút, điều hòa bật lên mát lạnh. Anh Hòa vui vẻ trả tiền và lưu số điện thoại của 2 người thợ mà anh nghĩ rằng “tay nghề rất cao” này.
Đến mùa nóng năm nay, khi bật điều hòa lên, anh Hòa lại thấy hiện tượng giống y như năm trước. Gọi điện đến số của người thợ năm ngoái đã chữa, anh lại nhận được lời phán: “Thiếu gas, giàn nóng, lạnh bị bẩn…”.
Thấy vô lý vì điều hòa còn mới, không thể cứ hao gas liên tục như vậy, anh Hòa mới dò hỏi những người bạn hiểu biết về điện lạnh thì nhận được hướng dẫn một số “chiêu thức” bảo dưỡng điều hòa đơn giản. Anh Hòa làm theo và thật kỳ diệu, chiếc điều hòa chạy êm ru, mát lạnh.
“Chiêu thức” mà anh Hòa áp dụng đơn giản chỉ là lật tấm chắn hút gió của cục lạnh, tháo 2 tấm lưới lọc bụi ra và dùng nước vệ sinh thật sạch. Sau một năm sử dụng, 2 tấm lưới này đọng rất nhiều bụi, gây cản trở việc hút gió của điều hòa, khiến điều hòa bị kêu và không mát, thậm chí chảy nước.
Đến lúc này thì anh Hòa chợt hiểu ra rằng trước đây mình đã bị lừa. Tức giận vì bị những người thợ sửa điều hòa qua mặt, anh Hòa đã tự mày mò tìm hiểu rất nhiều tài liệu về điều hòa và học hỏi kiến thức từ những người bạn và bây giờ, anh hòa có thể bắt bệnh khá chuẩn xác cho những chiếc máy lạnh.
Tự phát hiện bệnh thiếu gas điều hòa
Anh Hòa cho biết: “Một chiếc điều hòa lắp đặt đúng qui cách, dùng 1-2 năm thì khó lòng mà hao hụt gas. Nếu có hao gas thì cũng chỉ hao tầm 0,1kg, tính thành tiền không đáng kể. Thế nhưng nếu ta gọi thợ đến, nếu không để ý thì rất dễ bị họ lừa và tính tiền bơm từ 1 đến vài kg gas. Trong khi thực tế, chiếc máy lạnh đó không hề thiếu gas”.
Theo anh Hòa, để biết điều hòa có thực sự thiếu gas hay không, hãy quan sát cục nóng (phần tản nhiệt của điều hòa để ở ngoài trời). Ở bên hông của cục nóng có 2 ống đồng một lớn, một nhỏ dẫn gas nối với cục lạnh.
Khi bật điều hòa chừng một tiếng, nếu ống đồng nhỏ mà có hiện tượng đóng tuyết thì chắc chắn điều hòa đang bị thiếu gas. Còn nếu ống đồng không bị đóng tuyết mà điều hòa không mát, thì không phải do thiếu gas mà là những nguyên nhân khác.
Trước tiên ta phải xem lốc máy, quạt tản nhiệt ở cục nóng có chạy không. Nếu không chạy, chắc chắn bảng mạch hoặc môtơ quạt đã bị hỏng, bắt buộc ta phải gọi thợ. Khi thợ đến, ta nên để thợ bắt bệnh và báo giá. Nếu thợ phán quá nhiều bệnh và báo giá cao, ta nên tìm cách hoãn binh và sau đó tìm đội thợ khác.
Sau khi kể về những bài học “xương máu”, anh Hòa dẫn chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Quang Lợi, một thợ sửa điều hòa lâu năm và là “sư phụ” của anh Hòa. Ông Lợi cho biết, có một thao tác vô cùng đơn giản mà ai cũng làm được, vừa giúp điều hòa chạy bền bỉ, vừa đỡ tốn điện, đó chính là thường xuyên vệ sinh 2 tấm lọc bụi ở cục lạnh.
Theo ông lợi, thứ bụi bám ở 2 tấm lọc này không phải là bụi đường mà chủ yếu là bụi vải từ quần áo chăn màn mà ta sử dụng. Có những gia đình ở tầng 30 của khu chung cư, nghĩ rằng cao thế nên nhà không có bụi và không cần vệ sinh tấm lọc. Thế nên họ vô cùng ngỡ ngàng khi sau 2 năm, tấm lọc bụi của điều hòa dầy đặc bụi vải khiến điều hòa kêu rất to và không mát.
Ông Lợi kể một chuyện vô cùng thú vị về một trường hợp ông đi chữa điều hòa cho một gia đình nọ. Chiếc điều hòa đó mới mua về, dùng được 1 tháng thì kêu xòng xọc và không mát. Ông Lợi đến kiếm tra thì phát hiện ra cục nóng điều hòa bị một tấm vải mưa phủ kín, không thể tản nhiệt.
Hóa ra là do bà mẹ của gia chủ thấy cục nóng phơi trên sân thượng chịu nắng mưa, bà xót quá nên lấy vải mưa che lại cho… đỡ hỏng. Hành động đó vô tình khiến chiếc điều hòa có giá hơn chục triệu suýt nữa bị hỏng.
Ông Lợi chỉ cần gỡ tấm nilon đó ra là điều hòa lại mát như trước. Với trường hợp này, ông Lợi không lấy tiền công của gia chủ, nhưng nếu vào tay những người thợ không có tâm thì rất có thể họ sẽ bịa ra một sự hỏng hóc nào đó để kiếm lời bất chính.
Theo ông Lợi, có không ít thợ điều hòa lợi dụng sự không hiểu biết chuyên môn của gia chủ để lừa đảo, kiếm tiền. Nhưng cũng có rất nhiều thợ sửa điều hòa có tâm, làm ăn nghiêm túc. Mọi người nên tìm đến những cơ sở sửa chữa uy tín để tìm người thợ đáng tin cậy chăm sóc cho chiếc điều hòa của mình.
Bí quyết để giảm tiền điện cho điều hòa
Ông lợi chia sẻ, hiện nay thu nhập của đại đa số người dân vẫn còn thấp, chắt bóp mua được cái điều hòa, nhưng nhiều khi không dám dùng vì sợ tốn điện. Hiện nay có loại điều hòa công nghệ inverter khá tiết kiệm nhiên liệu. Khi bật với thời gian trên 4 tiếng, lượng điện tiêu thụ chỉ bằng ½ điều hòa công nghệ cũ.
Khi mua điều hòa, nên chọn loại có sử dụng gas R410A thay vì loại sử dụng gas R22. Năng suất làm lạnh của loại gas R410A cao hơn gas R22 đến 1.6 lần, cho hơi lạnh sâu hơn, từ đó tiết kiệm điện hơn.
Vào ban đêm, ta không nên đặt nhiệt độ điều quá quá thấp. Nếu ta đặt nhiệt độ điều hòa là 26 độ C thì nhiệt độ thực tế trong phòng chỉ khoảng 21-23 độ C. Khi này, ta chỉ cần một chiếc quạt điện chạy với công suất nhỏ, không khí trong phòng sẽ đủ mát mà không bị quá tốn điện.
Có một yếu tố giúp giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ, đó chính là vị trí để cục nóng. Đây là bộ phận tản nhiệt nên để ở nơi càng thoáng mát, càng có thể tiết kiệm điện. Nếu cục nóng đã chót để ở nới có nắng chiếu vào trực tiếp, ta nên làm mái chắn nắng để việc tản nhiệt được tốt hơn.
Tuyệt đối không được đặt các vật dụng cản gió ở xung quanh cục nóng. Không được đặt 2 cục nóng của 2 chiếc điều hòa đối diện nhau, vì hơi nóng thổi ra sẽ khiến cả 2 cục nóng đều không thể tản nhiệt. Sau một vài năm, nên gọi thợ đến để bảo dưỡng, xịt rửa giàn nóng lạnh bằng máy chuyên dùng để hiệu suất làm lạnh được tốt hơn.
(Theo Tuổi Trẻ & Đời sống)
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,543 nhà cung cấp dịch vụ, 138,775 người sử dụng và 234,030 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa