Bí quyết giảm tiền điện khi giặt sấy mùa mưa
Vào mùa mưa quần áo khó lòng được phơi khô bởi ánh nắng mặt trời nên nhu cầu sử dụng máy giặt và máy sấy tăng cao, việc này đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện cũng tăng lên. Để việc giặt sấy được hiệu quả vào mùa mưa mà vẫn tiết kiệm được tiền điện thì mời bạn đọc tham khảo các kinh nghiệm sau đây nhé!
Nên chọn mua máy giặt và máy sấy như thế nào để tiết kiệm điện?
Máy giặt có chương trình giặt tiết kiệm
Lựa chọn máy giặt có chương trình giặt tiết kiệm sẽ giúp bạn giảm chi phí điện, nước và tiết kiệm được thời gian giặt giũ so với máy giặt thông thường.
Máy giặt có dán nhãn Energy Star
Những máy giặt có nhãn Energy Star sử dụng ít hơn khoảng 70% điện năng và 75% lượng nước so với thiết bị thông thường. Do đó, bạn nên tìm hiểu chọn mua những nhãn hàng có dán nhãn chứng nhận tiết kiệm năng lượng này.
Máy sấy có tính năng cảm biến độ ẩm
Với máy sấy, bạn nên chọn những sản phẩm có tính năng cảm biến độ ẩm để chọn chức năng sấy trong thời gian hợp lý và hiệu quả. Một số công nghệ như: công nghệ SensiCare, cảm biến 3DSense, cảm biến thông minh Smart Sensor.
Máy giặt và máy sấy có công nghệ Inverter
Máy giặt, máy sấy có công nghệ Inverter sẽ giúp tiết kiệm điện năng đáng kể, lên đến 30 – 50%. Từ đó làm giảm chi phí điện, góp phần giảm chi tiêu trong gia đình. Ngoài ra, máy sẽ vận hành êm ái, hạn chế tối đa tiếng ồn khi sử hữu công nghệ này.
Sử dụng máy giặt như thế nào để tiết kiệm điện?
Quần áo quá bẩn nên được vò tay trước khi giặt máy
Những loại quần áo có nhiều vết bẩn khó có thể được làm sạch hoàn toàn trong 1 lần giặt. Bạn sẽ mất thời gian và lãng phí điện năng khởi động máy giặt nhiều lần để làm sạch các vết bẩn đó.
Vì vậy, bạn nên giặt sơ qua bằng tay đối với quần áo có những vết bẩn cứng đầu để vết bẩn không còn bám chặt vào quần áo, sau đó mới bỏ vào máy để giặt.
Chọn chương trình giặt phù hợp với từng loại quần áo
Mỗi loại quần áo được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Do đó, bạn nên phân loại và chọn chương trình giặt phù hợp để việc giặt giũ được hiệu quả hơn và góp phần tiết kiệm điện năng.
Các loại máy giặt thường có đa dạng các chương trình giặt, bạn nên lựa chọn các chương trình phù hợp như: giặt đồ len, giặt cotton, giặt đồ trẻ em, giặt đồ mỏng, giặt khăn trải giường.
Giặt đúng khối lượng quần áo cho phép
Mỗi lần khởi động, máy giặt sẽ tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Dù cho bạn giặt quần áo với số lượng ít thì máy vẫn vận hành theo đầy đủ chu trình các bước để làm sạch quần áo.
Do đó, bạn nên để số lượng quần áo đúng với sức giặt của máy giặt. Không giặt quá nhiều hoặc quá ít, nên cho lượng quần áo từ 70 – 80% khối lượng giặt. Điều này không những giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và còn cắt giảm được số lần khởi động máy giặt, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Giặt đồ ở nhiệt độ nước thích hợp
Thông thường các loại máy giặt mới đều được tích hợp các công nghệ hiện đại, do đó quần áo được giặt trong nước lạnh vẫn được làm sạch mà không cần sử dụng nước có nhiệt độ cao. Vì vậy, quần áo càng ít bẩn thì bạn nên dùng nước ở nhiệt độ càng thấp để tiết kiệm điện cho gia đình.
Ngoài ra, bạn không nên dùng chế độ nước nóng khi không cần thiết, nếu dùng chỉ nên dùng nước từ 40 – 50 độ C để hạn chế quần áo bị bào mòn.
Sử dụng các tính năng tiết kiệm năng lượng
Bạn nên chọn mua máy giặt có tính năng tiết kiệm năng lượng. Những chiếc máy giặt này thường được tích hợp thêm chương trình Quick-wash giặt nhanh cho quần áo dính ít bẩn và các chế độ giặt tiết kiệm điện. Bạn có thể chọn một số chế độ giặt tiết kiệm năng lượng cơ bản như: 15 phút giặt nhanh, giặt siêu tiết kiệm, siêu tốc, giặt xả nhẹ.
Không nên giặt đồ vào giờ cao điểm
Vào các khung giờ cao điểm từ 09h30 – 11h30 và 17h00 – 20h00 bạn nên hạn chế sử dụng máy giặt. Vì lượng điện được tiêu thụ trong khung giờ này sẽ tăng lên đáng kể, làm tăng chi phí tiền điện cho gia đình bạn.
Ngắt nguồn điện khi không sử dụng
Nhiều người ít khi rút phích cắm khi không dùng máy giặt. Dòng điện thường tăng giảm bất thường sẽ gây tổn hại đến các mạch điện, gây chập mạch nguy hiểm.
Vì vậy nếu không dùng máy giặt nữa, bạn nên rút phích cắm ra để bảo vệ máy giặt, gia đình cũng như tiết kiệm điện năng.
Vệ sinh máy giặt định kỳ
Máy giặt hoạt động lâu ngày không được vệ sinh sẽ bị đóng cặn bã, rong rêu, gây ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ và làm giảm độ bền của máy. Từ đó điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên, vì vậy bạn nên vệ sinh máy giặt định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Sử dụng máy sấy như thế nào để tiết kiệm điện?
Quần áo nên được vắt kỹ trước khi cho vào máy sấy
Cần đảm bảo quần áo phải ráo nhất trước khi cho vào máy sấy giúp cho thời gian sấy nhanh và tiết kiệm điện năng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gỡ rối đồ giặt, giũ bớt nước để giảm lượng nước cũng như giúp quần áo bớt nhăn và tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Sấy quần áo với đúng khối lượng dung tích của máy
Sấy đúng khối lượng quần áo đúng với dung tích của máy sấy sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng. Nếu dung tích máy đạt 9kg thì nên sấy cho 7 – 8 kg quần áo là phù hợp. Ít quá sẽ lãng phí điện năng, nhiều quá quần áo sẽ không được sấy khô hoàn toàn.
Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại quần áo
Mỗi loại quần áo có các đặc điểm riêng, bạn nên phân loại chúng và chọn chương trình sấy phù hợp. Điều này sẽ đạt hiệu quả sấy cao hơn và giúp tiết kiệm điện năng. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.
Lưu ý, bạn chỉ nên dùng chế độ sấy tối đa khi độ ẩm trên 80% để không gây ảnh hưởng đến chất lượng của quần áo.
Ngắt nguồn điện khi không dùng máy sấy
Tương tự như máy giặt, khi không có nhu cầu sử dụng bạn nên rút phích cắm máy sấy để tiết kiệm điện năng hiệu quả và hạn chế các trường hợp chập nổ điện.
Vệ sinh máy sấy thường xuyên
Trong quá trình sấy, xơ và bụi vải từ quần áo sẽ đọng lại trong lồng máy mấy. Trong thời gian dài chúng sẽ tích tụ và gây ảnh hưởng đến máy và chất lượng sấy. Vì vậy, bạn nên vệ sinh định kỳ máy sấy của mình để đảm bảo hiệu quả sấy và tiết kiệm điện năng.
Đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
Lợi ích khi đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,638 nhà cung cấp dịch vụ, 139,307 người sử dụng và 238,214 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo