Bí quyết bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh mùa dịch covid19
Các loại thực phẩm đã nấu chín hay những thực phẩm được đông lạnh nếu được cất giữ trong tủ lạnh thì phải tiêu thụ thật nhanh vì nếu không nó sẽ làm hại đến sức khỏe của bạn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng, đông lạnh chỉ làm chậm sự hoạt động của vi khuẩn bên trong thực phẩm chứ không tiêu diệt được vi khuẩn. Do đó, bạn cần phải chú ý khi sử dụng thực phẩm đông lạnh. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số bí quyết giúp bảo vệ bạn và gia đình tránh được ngộ độc không đáng có khi bảo quản thực phẩm không đúng cách.
Không phải loại thực phẩm nào cũng cần phải rã đông trước khi sử dụng
Đa phần, nhiều loại thực phẩm có thể dùng ngay sau khi lấy ra từ tủ đông/ tủ mát, chẳng hạn như bánh kem, bánh pizza, rau… hay các loại quả nhỏ như cam, quýt hoặc chanh… Đối với các loại thực phẩm đã nấu chín như thịt kho, cá kho hay canh thì trước khi sử dụng, bạn nên làm nóng chúng, bởi vì trong khi đông lạnh thực phẩm nấu chín có thể bị nhiễm khuẩn do nhiều yếu tố khách quan khác nhau (dụng cụ chứa, vi khuẩn tự sinh ra trong thực phẩm…) và bạn phải nhớ, nếu đã hâm nóng lại chúng thì phải tiêu thụ cho hết, tránh tình trạng dùng không hết lại cho vào đông tiếp.
Trứng tối đa bảo quản 1 tháng
Các nhà khoa học cho biết, nếu bạn giữ trứng ở nhiệt độ từ 8 đến 18 độ C thì bạn có thể sử dụng trứng được trong 1 tháng. Tuy nhiên, độ tươi ngon của trứng sẽ giảm dần theo thời gian mà bạn dự trữ trứng. Bạn có thể kiểm tra được độ tươi của quả trứng bằng cách cho nó vào một bát nước hay nếu đã lỡ chế biến thì nếu quả trứng nào lòng trắng bao quanh lòng đỏ là trứng còn mới tươi ngon, nếu lòng trứng trải dài thì chắc chắn đó là quả trứng cũ.
Thức ăn thừa, nguy cơ “tràn ngập” mầm bệnh
Bạn vẫn có thể sử dụng lại các thực phẩm thừa từ bữa ăn trước, tuy nhiên bạn phải cần chú ý một số quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đừng bao giờ tái đông một thức ăn hay thực phẩm nào đã rã đông, nếu đã rã đông đồng nghĩa với việc phải sử dụng hết trong lần nấu đó. Tóm lại nên rã đông lượng thực phẩm vừa đủ dùng trong nấu nướng, tránh hiện tượng rã đông thực phẩm nhiều lần.
Đậy kín thức ăn thừa hoặc sử dụng túi ny lông cột chật trước khi cho vào tủ bảo quản. Không nên cho thức ăn đã nguội lạnh vào tủ lạnh Sử dụng ngay thức ăn thừa đó chỉ sau 24h.
Không nên gọt vỏ trái cây khi bảo quản trong tủ lạnh
Bạn cần xác định, một khi đã gọt vỏ trái cây thì phải sử dụng chúng ngay, nếu gọt vỏ và cho bảo tủ lạnh cất trữ thì nguy cơ vi khuẩn phát triển sẽ rất cao. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cất trữ trái cây vào tủ lạnh thì hãy rửa thật sạch lớp vỏ ngoài, để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các chất bẩn bẩn bám ở bề mặt vỏ. Ngoài ra, do vỏ trái cây tập trung khá nhiều vitamin nên khi bạn gọt vỏ thì cũng chỉ nên gọt tương đối mỏng không nên gọt quá dày sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.
Làm gì nếu tủ lạnh mất điện hoặc hư hỏng nhẹ
Nếu như tủ lạnh của bạn đột ngột mất điện hoặc bị hư hỏng và bạn sẽ sửa chữa ngay trong 24 giờ, thì bạn cần chú ý những điều sau:
Thực phẩm tươi sống: Khi tủ lạnh hoạt động trở lại, nếu bạn thấy các tinh thể băng trong bao bì tức là độ lạnh vẫn còn dưới 5 độ C, bạn có thể an tâm để yên các sản phẩm ở đó. Ngược lại, nếu không thấy các tinh thể băng thì cần phải tiêu thụ thật nhanh trước khi thực phẩm đó bị ôi thui.
Thực phẩm đã nấu chín và các loài thuộc loại thân giáp (tôm, cua…): Bạn cần tiêu thụ thật nhanh hoặc cho chúng vào thùng rác. Không nên vì tiếc mà lại tiếp tục dữ trữ chúng, vì nó có thể sẽ là mầm bệnh tiềm ẩn cho bạn và gia đình.
Bánh kem, kem lại và nước trái cây (cam ép, chanh dây, dưa hấu ép…): Các loại thực phẩm này, phải được bảo quản liên tục trong nhiệt độ dưới 8 độ C, cho nên nếu tủ lạnh bị mất điện hay bị hỏng trong thời gian hơn 2 tiếng thì những loại thực phẩm này sẽ bị hư hoặc bị phân hủy các chất dinh dưỡng, thậm chí sẽ sinh ra những nguy hiểm độc hại.
Lưu ý về thời gian cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh
Đối với các loại thực phẩm có bao bì và chưa khui ra thì không có vấn đề gì nếu chúng còn hạn sử dụng. Thịt băm nhuyễn, trứng đã được đánh không được cất trong tủ lạnh quá 3 giờ. Các món canh, súp (có thịt và rau) không nên để trong tủ lạnh qua 20 giờ.
Đối với các món xào, món kho hoặc món chiên có thể để khoảng 1 đến 2 ngày. Hành lá, ngò, củ cải, chuối… nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ bị giảm độ ngon thậm chí bị hư. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng nhất là phải thường xuyên làm vệ sinh tủ lạnh và theo dõi nhiệt độ bên trong tủ cũng như theo dõi thời gian sử dụng của từng loại thực phẩm được cất trữ bên trong tủ lạnh.
Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,299 người sử dụng và 238,070 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh