Bảo vệ đồ điện tránh bị hư hỏng trong mùa mưa ẩm ướt
Thời tiết mưa ẩm không những gây khó chịu cho con người mà còn là “thủ phạm” khiến cho đồ điện tử gia đình bạn bị hỏng hóc, cháy nổ… Vậy làm thế nào để bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình thoát khỏi những sự cố có thể xảy ra do thời tiết đặc thù này.
Khí hậu nước ta thuộc nền khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 âm lịch cho đến hết tháng 6 âm lịch. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến gần hết năm. Lại thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng từ biển đông nên vào mùa mưa chúng ta còn đón nhận thêm sự xuất hiện của các cơn bão làm thời tiết ẩm thấp, gió, mưa giông và sấm sét… Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta mà còn làm hư hỏng các thiết bị sử dụng điện trong nhà.
Các thiết bị điện như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt…từ lâu đã là người bạn đồng hành, trợ giúp cuộc sống của con người. Việc sử dụng các thiết bị điện này không đúng cách vào mùa mưa cũng có thể gây nguy hiểm cho chúng ta và gây hư hỏng các thiết bị điện. Vậy vào mùa mưa chúng ta nên sử dụng và bảo quản các thiết bị điện trong gia đình ra sao?
Trước mùa mưa, kiểm tra hệ thống điện trong nhà
Trước khi mùa mưa tới bạn nên tranh thủ kiểm tra hệ thống đường dây điện trong nhà bạn. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng xem đường dây điện có bị hư hại, rò rỉ điện gì không, nếu có thì phải lập tức thay thế ngay. Bạn nên lắp thêm cầu dao điện riêng cho từng tầng để dễ kiểm soát việc cháy nổ điện khi xảy ra sự cố.
Đa số các hộ gia đình hiện nay điều lắp dây điện âm tường. Điều này khiến cho chủ nhà thường mất cảnh giác và ít quan tâm hơn đến hệ thống điện nhà mình. Tuy nhiên nếu dây điện âm tường đã lâu năm cộng với hiện tượng ẩm thấp của tường (nếu không chống thấm tốt) thì vỏ nhựa của dây điện sẽ xuống cấp dẫn đến tình trạng chập đường điện gây nguy hiểm cho gia đình bạn.
Chập điện âm tường thường hay xảy ra vào mùa mưa dẫn đến hư hỏng các thiết bị điện trong nhà. Vì vậy bạn nên kiểm tra hệ thống điện của nhà mình trước khi mùa mưa là biện pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh” hiệu quả.
Để phòng chống hiện tượng ẩm đối với các đồ điện nhỏ thì bạn nhất thiết nên có hệ thống hút ẩm cho các thiết bị. Nếu có nhiều thiết bị, bạn nên mua một tủ chống ẩm khoảng 30-40 lít, còn nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp dùng để chống ẩm dung tích khoảng 20 lít. Ngoài ra, đối với các thiết bị điện tử có thể cho vào thùng kín có chất hút ẩm hoặc cho vào thùng có một bóng đèn bật sáng, công suất 25-60W tuỳ kích cỡ thùng để làm nóng thiết bị.
Khi cơn mưa tới, tắt các thiết bị không cần thiết
Khi sét đánh vào các cột điện sẽ làm tăng áp đột ngột và dẫn tới chập điện và cháy tất cả các linh kiện điện tử của thiết bị điện. Với những người đang sử dụng điện thoại sẽ rất nguy hiểm cho màng nhĩ bởi sự cố này sẽ tạo ra một tiếng rít rất to và dài giống như bị điện giật đối với điện thoại có dây. Thậm chí khi không đánh vào đâu thì sét cũng sẽ tạo ra các xung điện từ rất mạnh (đặc biệt là sét dương) sẽ phá hỏng các linh kiện điện tử.
Vì vậy khi cơn mưa giông kèm sấm chớp kéo đến bạn nên đi kiểm tra một vòng quanh nhà xem thiết bị điện nào thật sự không cần thiết thì hãy tắt chúng đi. Rút phích điện ra khỏi ổ điện đối với các thiết bị đắt tiền như: Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, dàn amply, laptop, điện thoại đang sạc, Pc….
Việc sửa chữa đối với các thiết bị điện bị sét làm hỏng sẽ có chi phí lớn mà thường khả năng sửa được cũng rất thấp. Vì thế tốt nhất là nên tắt và rút hết phích điện của các thiết bị điện ra khi có mưa to kèm theo sấm chớp.
Sắp xếp các thiết bị điện ở nơi cao
Mưa to dễ kèm theo ngập lụt diện rộng, nhà bạn cũng có thể bị lụt “ghé thăm” bất cứ lúc nào. Khi nước ngập, các thiết bị điện nằm ở gần dưới đất sẽ bị chập cháy, gây rò điện rất nguy hiểm cho gia đình bạn.
Vì thế trước đó bạn cần sắp xếp những đồ điện, ổ cắm, phích điện… lên những nơi cao ráo để tránh ngập lụt. Bạn nên xếp đồ điện cao hơn mực nước đã từng ngập lụt trong quá khứ để tránh trường hợp lụt nặng bất ngờ và gây hư hỏng thiết bị điện trong nhà..
Phát hiện và xử lý chỗ dột
Dột tôn cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây cháy, chập, hư hỏng đồ điện trong nhà vào mùa mưa bão mà bạn và gia đình bạn cần phải lưu ý.
Chính vì vậy ngay từ những cơn mưa đầu mùa chúng ta đã phải để ý, xem xét và phát hiện chỗ nào là chỗ thường bị dột tôn để xử lý ngay lập tức. Cách đơn giản nhất là sử dụng keo silicon hoặc keo trét chống sét dành riêng cho tôn dán lên, khoảng 4-8 tiếng là keo sẽ khô. Nếu tấm tôn của bạn đã quá hư hỏng thì hãy thay mới hoàn toàn.
Mong những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ và tránh được những sự cố đáng tiếc về các thiết bị điện có thể xảy ra vào mùa mưa bão tới.
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,166 người sử dụng và 236,804 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.