Bảng mã lỗi điều hòa Electrolux mới nhất
Khi điều hòa Electrolux gặp sự cố, bạn cần biết các mã lỗi để xử lý kịp thời. Đây là thông tin rất cần thiết cho những người dùng sản phẩm này. Bạn hãy tham khảo bảng mã lỗi điều hòa Electrolux mới nhất dưới đây nhé!
1. Cách kiểm tra mã lỗi điều hòa Electrolux
Tính năng báo lỗi tự động sẽ xuất hiện trên màn hình LCD của điều hòa Electrolux. Khi máy hoạt động sai hoặc có lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng, thiết bị sẽ cảnh báo, giúp cho người dùng phát hiện sớm những lỗi sai và bảo trì kịp thời.
Cách kiểm tra lỗi để so sánh với bảng mã lỗi điều hòa Electrolux như sau:
- Bước 1: Hướng điều khiển điều hòa về bộ cảm biến dàn lạnh
- Bước 2: Bấm và giữ nút “CHK” hoặc nút “Check” cho đến khi màn hình hiển thị 2 số “00”
- Bước 3: Nhấn nút mũi tên lên xuống, mỗi lần nhấn nút điều khiển sẽ hiển thị lỗi. Khi đó hãy so sánh với bảng mã lỗi để tìm ra nguyên nhân hư hỏng mà sản phẩm đang gặp phải
2. Bảng mã lỗi điều hòa Electrolux chi tiết
Dưới đây là bảng mã lỗi máy lạnh, điều hòa 1 chiều/điều hòa 2 chiều Electrolux thông dụng:
STT | Mã lỗi | Tên lỗi | STT | Mã lỗi | Tên lỗi |
1 | E1 | – Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng | 19 | F8 | – Giới hạn quá dòng/sụt |
2 | E2 | – Bảo vệ chống đóng băng | 20 | F9 | – Cảnh báo nhiệt độ xả cao |
3 | E3 | – Môi chất lạnh bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ | 21 | FH | – Giới hạn chống đóng băng |
4 | E4 | – Bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao | 22 | H1 | – Rã đông |
5 | E5 | – Bảo vệ quá dòng AC | 23 | H3 | – Bảo vệ chống quá tải máy nén |
6 | E6 | – Lỗi giao tiếp giữa dàn lạnh và dàn nóng | 24 | H5 | – Bảo vệ IPM |
7 | E8, H4 | – Cảnh báo nhiệt độ cao | 25 | HC | – Bảo vệ PFC |
8 | H6 | – Không có phản hồi từ động cơ (motor) quạt dàn lạnh | 26 | EE | – Lỗi EEPROM |
9 | LP | – Lỗi giữa dàn nóng và dàn lạnh | 27 | PH | – Bảo vệ điện áp PN cao |
10 | L3 | – Lỗi động cơ quạt dàn nóng | 28 | PL | – Bảo vệ điện áp PL thấp |
11 | L9 | – Bảo vệ dòng điện | 29 | U7 | – Lỗi bất thường van 4 chiều |
12 | Fo | – Môi chất làm lạnh tích tụ | 30 | Po | – Tần số thấp máy nén ở chế độ chạy thử |
13 | F1 | – Cảm biến trong phòng bị hở hoặc ngắn mạch | 31 | P1 | – Tần số định mức máy nén ở chế độ chạy thử |
14 | F2 | – Cảm biến đường ống dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch | 32 | P2 | – Tần số tối đa máy nén ở chế độ chạy thử |
15 | F3 | – Cảm biến dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch | 33 | P3 | – Tần số trung bình máy nén ở chế độ chạy thử |
16 | F4 | – Cảm biến đường ống dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch | 34 | LU | – Cảnh báo công suất |
17 | F5 | – Cảm biến xả bị hở hoặc ngắn mạch | 35 | EU | – Cảnh báo nhiệt độ |
18 | F6 | – Giới hạn quá tải/sụt | — | — | — |
Bên cạnh “bảng mã lỗi điều hòa Electrolux” với những lỗi phổ biến kể trên, thì điều hòa Electrolux còn thường xảy ra một số lỗi khác không nằm trong bảng mã lỗi trên. Ví dụ như:
STT | Lỗi | Nguyên nhân | Dấu hiệu |
1 | – Mất nguồn | – Hở mạch, cầu chì lỏng hoặc hỏng board điều khiển trên dàn lạnh | – Mở cầu chì không nghe thấy tiếng bíp của điều hòa |
2 | – Remove không có tác dụng | – Hướng điều khiển về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm nút nhưng điều hòa không thấy phản hồi lại. | – Điều khiển hỏng, điều khiển hết pin, board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hỏng |
3 | – Gió thổi ra dàn lạnh có mùi hôi | – Điều hòa xuất hiện mùi hôi khó chịu | – Điều hòa có mùi hôi của gas do dàn lạnh bị xì gas, điều hòa có mùi nấm mốc do lâu ngày sử dụng mà không được vệ sinh, bảo dưỡng. |
4 | – Sự cố dàn lạnh | – Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra dàn lạnh ở dạng sương, dàn lạnh đón tuyết. | – Dàn lạnh bị chảy nước do ống xả bị tắc kẹt, dàn lạnh đóng tuyết do quạt dàn lạnh quay chậm hoặc không quay |
5 | – Điều hòa kém lạnh | – Cảm giác ngột ngạt, nóng khi sử dụng điều hòa. | – Điều hòa hết gas hoặc thiếu gas, quạt dàn nóng gặp sự cố, board dàn lạnh bị hỏng |
Khi điều hòa nhiệt độ rơi vào những hư hỏng trên, bạn không nên tự xử lý, hãy liên hệ với bên bảo hành hoặc những đơn vị kỹ thuật có chuyên môn nhờ giúp đỡ, tránh tự thao tác sửa chữa khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Với bảng mã lỗi điều hòa Electrolux trên đây, chúc bạn khắc phục hư hỏng thành công. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,616 nhà cung cấp dịch vụ, 139,163 người sử dụng và 236,759 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa