Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Bạn đã biết cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm chưa? Hãy thử những cách này!

Mũ bảo hiểm của bạn sẽ nhanh chóng bị mùi hôi nếu bạn không chú ý vệ sinh. Nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm mốc tăng trưởng trong mũ bảo hiểm và gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn có hại cho sức khỏe. Đừng lo lắng, Rada sẽ chia sẻ với bạn những cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm đơn giản, hiệu quả tại nhà.

Nguyên nhân khiến mũ bảo hiểm có mùi hôi

Một số nguyên nhân khiến mũ bảo hiểm có mùi hôi sau một thời gian sử dụng như sau:

  • Không thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm: Việc không vệ sinh mũ định kỳ là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn, vi khuẩn có hại tích tụ và phát triển theo thời gian. Điều này sinh ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
  • Sử dụng mũ trong thời gian dài vào mùa hè: Khi bạn sử dụng mũ trong thời gian dài, lớp lót của mũ sẽ hút mồ hôi và bã nhờn từ da đầu tiết ra ở nhiệt độ cao vào mùa hè. Từ đó tạo nên môi trường lý tưởng để các vi khuẩn sinh sống và gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Không sấy khô mũ khi bị ướt: Nhiều người có thói quen phơi khô dưới ánh nắng mặt trời khi mũ ẩm ướt. Tuy nhiên, bụi bẩn và phần nước đọng lại trên mũ sẽ tạo nên các loại vi khuẩn có hại cho dầu. Vì thế, mũ có mùi khó chịu nếu không được sấy khô.
  • Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như sử dụng keo vuốt tóc, mũ dính bẩn hoặc đội mũ khi tóc chưa khô hoàn toàn,… cũng là nguyên nhân có thể gây ra mùi hôi khó chịu.

Cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm đơn giản, hiệu quả

Sử dụng thêm miếng lót mũ bảo hiểm

Miếng lót là tấm đệm mỏng có tác dụng ngăn cách da đầu với mũ bảo hiểm, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong việc vệ sinh mũ. Giá thành của miếng lót khá rẻ, từ 20.000 – 50.000 đồng/cặp (cập nhật 12/2023 và có thể thay đổi theo thời gian) nên bạn có thể dễ dàng thường xuyên thay miếng lót.

Tuy nhiên, vì có thêm một miếng lót khá dày ở giữa sẽ khiến bạn cảm thấy hầm bí hơn, đặc biệt là khi đi dưới trời nắng gắt. Bên cạnh đó, miếng lót cũng có thể làm sai lệch size của mũ bảo hiểm và làm mũ trở nên chật hơn so với số đo vòng đầu của người đội.

Dùng xịt khử mùi cho mũ bảo hiểm

Dùng bình xịt khử mùi có tác dụng diệt khuẩn tạm thời và tạo mùi hương dễ chịu cho mũ. Các loại bình xịt khử mùi chuyên dụng hiện nay có thành phần nhẹ dịu cho da, thân thiện với môi trường nên bạn không cần lo về việc da đầu có dễ kích ứng hay không.

Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào phần lớp lót của mũ là đã có hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp làm sạch tạm thời vì không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây mùi cho mũ.

Vệ sinh mũ bảo hiểm

Vệ sinh mũ bảo hiểm là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến da dầu, sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh mũ bằng tay, không bỏ vào máy giặt để tránh làm hư hỏng mũ và máy giặt.

Các bước vệ sinh mũ hiểm đúng cách tại nhà như sau:

  • Bước 1: Tiến hành tháo lần lượt các bộ phận của mũ theo thứ tự vỏ mũ, phần xốp bảo vệ, lớp vải lót và kính chắn.
  • Bước 2: Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc khăn mềm để làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên phần vỏ mũ. Bạn có thể dùng nước tẩy nhẹ để làm sạch và không nên sử dụng chất tẩy quá mạnh vì sẽ khiến vỏ mũ bị ăn mòn.
  • Bước 3: Bạn sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước giặt để vệ sinh phần kính chắn mũ.
  • Bước 4: Sử dụng dầu gội đầu để vệ sinh phần lõi xốp và lớp lót. Điều này không chỉ giúp làm sạch mũ mà còn hạn chế tình trạng mẩn ngứa cho da đầu. Sau đó, bạn tiếp tục sấy khô hoặc phơi nắng để mũ khô hoàn toàn là có thể sử dụng.

Bảo quản mũ bảo hiểm đúng cách

Để tăng độ bền của mũ, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất sau khi vệ sinh. Bạn không nên đặt mũ tiếp xúc với nhiệt độ cao ở mùa hè vì đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi cũng như khiến mũ trở nên giòn và dễ vỡ hơn.

Khi thực hiện vệ sinh, không nên ngâm mũ trong nước quá lâu vì có thể làm cho lớp keo và lớp nhựa mũ bị bong tróc và mất khả năng bảo vệ đầu người đội. Ngoài ra, mũ sẽ mất độ chịu lực và độ bền khi bạn làm rơi nó hoặc để va chạm mạnh với các vật khác..

Phơi nón dưới nắng để diệt khuẩn giúp khử mùi mũ bảo hiểm

Tia UV trong ánh nắng mặt trời có khả năng làm giảm sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn và các mùi hôi khó chịu trên mũ. Tuy nhiên, những vi khuẩn này có thể sản sinh ra sau khi mũ được phơi. Do đó, nếu chỉ phơi mũ thì bạn không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại.

Vì thế, bạn nên phơi mũ trực tiếp dưới ánh nắng sau khi thực hiện các bước vệ sinh để đảm bảo mũ sạch sẽ và không còn mùi hôi khó chịu.

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm đơn giản, hiệu quả tại nhà.Bạn đã biết cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm chưa? Hãy thử những cách này!

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,631 nhà cung cấp dịch vụ, 139,245 người sử dụng và 237,589 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Báo cáo thị trường Tivi ngày 11-12-2024

Báo cáo thị trường Tivi ngày 10-12-2024

Báo cáo thị trường Tivi ngày 09-12-2024

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×