9 điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn điện trong trời mưa bão
Nhận diện các nguy cơ
Có 2 sự cố về điện thường gặp nhất trong mùa mưa bão.
- Thứ nhất là các sự cố điện gây ảnh hưởng diện rộng, nguyên nhân do cây cối, công trình kiến trúc bị gió bão quật đổ vào đường dây, cột điện…
- Thứ hai là các sự cố do rò rỉ điện trong nhà, do các thiết bị điện không đảm bảo an toàn.
Việc nhận diện đúng các mối nguy hiểm về điện trong mùa mưa bão sẽ giúp thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn điện.
Tuyệt đối đảm bảo an toàn hành lang lưới điện
Người dân cần nghiêm túc phối hợp với Điện lực trong việc phát quang, chặt tỉa cây, đảm bảo khoảng cách an toàn của cây cối tới đường dây điện… Ngay cả với những cây trồng ngoài hành lang lưới điện, nhưng có khả năng gãy, đổ vào đường dây, người dân cũng cần chủ động chặt bỏ, tránh sự cố đáng tiếc.
Trước mùa mưa bão, người dân cần kiểm tra và thực hiện chằng, néo các biển quảng cáo, kiên cố mái tôn, các công trình kiến trúc…, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thiên tai tới lưới điện.
An toàn hệ thống điện trong nhà
- Cần người có chuyên môn thiết kế và thi công hệ thống điện trong gia đình.
- Cần lắp thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp tô mát, thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp cho hệ thống điện chung của gia đình, và cho từng tầng, từng nhánh rẽ.
- Cần bố trí vị trí lắp đặt ổ cắm điện cao từ 1,4m so với nền đất. Đây là mức chiều cao hợp lý để hạn chế nguy cơ ngập nước do mưa, lũ và xa tầm với tay của trẻ em.
- Với các thiết bị điện thường xuyên tiếp xúc nguồn nước như máy giặt, bình nước nóng…, cần thực hiện nối đất.
- Cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện trong gia đình. Việc làm này sẽ loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn, rò điện; kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn.
Khi mưa, bão
- Trời mưa to, gió lớn, nên nhanh chóng ngắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo,…).
- Xảy ra bão, lũ, nên ngắt toàn bộ nguồn điện trong nhà (ngắt cầu dao tổng).
- Khi mưa, bão, nếu ở ngoài đường, không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp; không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất; không đi qua khu vực cột điện gãy, đổ, đường dây bị đứt, võng…
Xử lý sự cố
Trong trường hợp phát hiện sự cố điện trong nhà, hoặc ngoài đường: Không nên tự sửa chữa vì có thể gây ra tai nạn về điện. Hãy lập tức liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện 24/7 để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Khu vực | Số tổng đài CSKH ngành Điện |
TP. Hà Nội | 1900 1288 |
TP. Hồ Chí Minh | 1900 545454 |
Miền Bắc | 1900 6769 |
Miền Trung | 1900 1909 |
Miền Nam | 1900 1006 / 1900 9000 |
9 điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn điện trong trời mưa bão
1. Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.
2. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao…
3. Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện băng qua.
4. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời.
5. Nên ngắt nguồn điện (mở cầu dao, CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột).
6. Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB).
7. Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn.
8. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện…) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.
9. Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết; lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ… và báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực trên địa bàn (chi tiết xem bảng ngay sau đây):
Khu vực | Số tổng đài CSKH ngành Điện |
TP. Hà Nội | 1900 1288 |
TP. Hồ Chí Minh | 1900 545454 |
Miền Bắc | 1900 6769 |
Miền Trung | 1900 1909 |
Miền Nam | 1900 1006 / 1900 9000 |
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,656 nhà cung cấp dịch vụ, 139,384 người sử dụng và 238,877 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.