Quét mã QR tải app đặt thợ sửa máy lạnh
 

 

 

 

 

11 nguyên nhân máy lạnh thiếu hiệu quả trong ngày nắng và giải pháp xử lý

Máy lạnh thường bật lên nhưng lại không đem lại sự mát mẻ cần thiết, điều này thường xảy ra và gây ra sự không thoải mái cho nhiều người, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích về các nguyên nhân khiến máy lạnh không thể làm mát đủ và đề xuất cách khắc phục, mời bạn cùng theo dõi!

Hiện tượng máy lạnh chạy nhưng không mát

Chiếc máy lạnh nhà bạn sau khi bật lên vẫn hoạt động bình thường nhưng không có hơi mát là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết lỗi máy lạnh chạy nhưng không mát, hoặc có gió tỏa ra nhưng không đủ mát.

Đôi khi, hiện tượng này có thể kèm theo tiếng kêu to gây khó chịu. Trong một số trường hợp, đèn nguồn của máy vẫn sáng, cánh vẫy mở nhưng nhiệt độ trong phòng không hề thay đổi.

Máy lạnh chạy nhưng không mát ảnh hưởng thế nào?

Tình trạng máy lạnh chạy nhưng không mát nếu kéo dài có thể dẫn đến các lỗi nặng hơn và khó xử lý. Thậm chí, sẽ gây lãng phí lượng lớn điện năng tiêu thụ, khiến hóa đơn tiền điện của gia đình tăng vọt.

Nhất là vào mùa nóng, máy lạnh chạy cả ngày lẫn đêm mà bạn vẫn cảm thấy như đang sống trong lò nướng, thì cảm giác ấy cực kì khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Máy lạnh bị chảy nước

Máy lạnh chảy nước trong thời gian dài làm hình thành một lớp rêu trên đường ống thoát nước, gây tắc nghẽn làm nước không thể thoát ra ngoài. Từ đó, khả năng làm lạnh của máy lạnh cũng giảm đáng kể.

Để khắc phục tình trạng này, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo trì để được vệ sinh hoặc thay mới ống thoát nước.

Đặt sai chế độ làm mát

Đặt sai chế độ làm mát là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn không mát. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn bật nhầm nút chức năng khác như sưởi, quạt,…

Để chắc chắn bật đúng chế độ làm mát, bạn cần phải hiểu kí hiệu khác nhau, một số kí hiệu thông thường bạn cần biết:

  • Cool: Hình bông tuyết
  • Dry: Hình giọt nước
  • Chế độ sưởi: Hình mặt trời
  • Chế độ tự động.

Hỏng tụ điện, bảng mạch

Tụ điện, bảng mạch bị hỏng sẽ biến máy máy lạnh thành một chiếc quạt gió thông thường.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Máy lạnh hoạt động quá tải.
  • Máy lạnh được duy trì ở nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) liên tục trong thời gian quá dài.

Cách khắc phục:

  • Liên hệ với trung tâm bảo trì để được thay mới tụ điện, bảng mạch.
  • Giảm thiểu hư hỏng tụ chỉ nên duy trì máy lạnh ở mức nhiệt độ từ 25 – 27 độ C.
  • Vệ sinh bảng mạch thường xuyên ngăn chặn kịp thời côn trùng, nhện làm tổ gây chập cháy bảng mạch. Khi vệ sinh phải tắt nguồn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quá tải điện

Vào mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng điện của gia đình tăng cao gây nên hiện tượng quá tải ở nhiều khu vực. Nguồn điện yếu, không ổn định khiến máy nén (lốc máy) bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động.

Vào những ngày nắng nóng bạn nên sử dụng thêm một ổn áp để ổn định nguồn điện, đảm bảo máy lạnh luôn hoạt động tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu giải nhiệt của gia đình bạn.

Máy nén bị hỏng

Máy nén là một bộ phận quan trọng đối với máy lạnh, khi máy nén hỏng máy lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng không khí thổi ra từ máy không được làm mát.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hư hỏng máy nén: mất nguồn cấp, lỗi board mạch điều khiển,…

Bộ phận này đòi hỏi phải gặp thợ sửa chuyên nghiệp để kịp thời kiểm tra và khắc phục, tránh trường hợp khách hàng tự ý thay mới toàn bộ gây lãng phí.

Máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas

Lắp ráp không đúng tiêu chuẩn khiến đường ống dẫn gas bị rò rỉ hoặc sử dụng lâu ngày không nạp gas làm lượng gas không đủ làm lạnh không khí.

Khi máy lạnh hết gas thì sẽ có những biểu hiện thường thấy như:

  • Tuyết bám trên van ống nhỏ của dàn lạnh.
  • Dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy.
  • Những dòng sản phẩm máy lạnh đời mới thường tự động tắt máy sau 10 – 15 phút và báo lỗi.
  • Khi gặp những biểu hiện trên bạn nên đến trung tâm bảo trì, bảo dưỡng có uy tín để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy tổng thể từ 3 tháng trở lên để máy luôn hoạt động tốt.

Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bám bẩn

Việc không vệ sinh lưới lọc thường xuyên khiến lưới lọc bị bám đầy bụi bẩn, máy lạnh phải hút gió vào và đẩy gió ra ít hơn nhưng công suất tiêu thụ lại cao hơn lúc bình thường.

Như vậy, lượng điện năng tiêu thụ cao hơn, gây tiếng ồn nhiều hơn nhưng không mang lại hiệu quả làm lạnh tốt.

Để khắc phục tình trạng trên bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên khoảng 1 tháng/lần (tùy vào mức độ sử dụng). Đối với những gia đình miền Bắc, cần tổng vệ sinh máy trước khi bước vào mùa hạ để đảm bảo máy lạnh đạt được hiệu quả làm mát tối ưu.

Công suất máy lạnh không đủ

Công suất máy lạnh này bị chi phối bởi nhiều thứ như nguồn nhiệt ở trong phòng, vật liệu xây dựng, diện tích phòng, số lượng người sử dụng.

Đặc biệt, để máy lạnh hoạt động hiệu quả và làm mát không khí tốt hơn, bạn nên lựa chọn máy lạnh phù hợp với không gian diện tích lắp đặt.

Dưới đây là một số gợi ý lắp đặt công suất phù hợp với diện tích:

  • Phòng dưới 15m2 nên dùng máy lạnh có công suất là 9000 BTU.
  • Phòng từ 15 – 20m2 nên chọn mua máy lạnh có công suất hoạt động là 12000 BTU.
  • Phòng từ 20 – 30m2 nên chọn máy lạnh có công suất là 18000 BTU.
  • Phòng từ 30 – 40m2 nên chọn mua có công suất 24000 BTU.

Để nhiệt độ máy lạnh ở mức quá thấp

Có một lầm tưởng rằng bật máy lạnh ở chế độ thấp nhất sẽ làm cho không gian giảm nhiệt độ và mát nhanh hơn mà không gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy lạnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi bạn bật máy lạnh và chọn nhiệt độ thấp nhất diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp sẽ làm cho chiếc máy lạnh của bạn hoạt động kém đi, thậm chí là bị hỏng hóc nặng.

Tốt nhất bạn nên chọn mức nhiệt độ máy lạnh trung bình là 25 – 27 độ C hoặc chênh với nhiệt độ ở ngoài trời khoảng 5 – 7 độ C. Mức nhiệt này cũng giúp cho máy hoạt động hiệu quả và tăng tuổi thọ.

Lắp máy lạnh không đúng vị trí

Lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió: Ở những nơi có nhiều gió, không được lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió, bởi gió gây tản hơi máy lạnh và khiến máy lạnh phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát. Tốt nhất, hãy lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió.

Lắp dàn lạnh máy lạnh ở góc tường nóng: Tình trạng hạn chế về diện tích hay không có góc lắp đặt máy lạnh phù hợp xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến tình trạng máy lạnh phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.

Thay vào đó, bạn nên lắp máy lạnh ở những góc mát để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh, rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý không nên kéo hệ thống dẫn giữa dàn nóng, lạnh quá dài, vì như vậy hệ thống sẽ không hoạt động tối ưu.

Block máy lạnh không chạy

Block máy lạnh không chạy cũng dẫn đến việc máy lạnh không làm mát được. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ những điều sau:

  • Máy nén không có nguồn điện cấp: Do board điều khiển, hở mạch hoặc contactor không đóng.
  • Máy thermic bảo vệ máy nén: Do hư tụ điện, dàn nóng bị hỏng quạt, motor máy nén hoạt động kém.

Cháy cuộn dây động cơ ở bên trong.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng block máy lạnh không chạy. Trường hợp do cháy cuộn dây động cơ thì bạn nên thay thế bởi sửa chữa chỉ được một thời gian.

Đặt sai chế độ làm mát

Đặt sai chế độ làm mát là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn không mát. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn bật nhầm nút chức năng khác như sưởi, quạt,…

Để chắc chắn bật đúng chế độ làm mát, bạn cần phải hiểu kí hiệu khác nhau, một số kí hiệu thông thường bạn cần biết:

  • Cool: Hình bông tuyết
  • Dry: Hình giọt nước
  • Chế độ sưởi: Hình mặt trời
  • Chế độ tự động.

Bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết những lý do khiến máy lạnh không đủ mát và gợi ý một số cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý sự cố tương tự tại nhà.

Đặt thợ sửa máy lạnh

Đặt thợ sửa máy lạnh như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy lạnh tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy lạnh có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy lạnh gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy lạnh

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy lạnh

Lợi ích khi đặt thợ sửa máy lạnh từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa máy lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy lạnh cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy lạnh
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,299 người sử dụng và 238,059 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy lạnh

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×