Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Dịch bệnh: Bàn về sự kiện bất khả kháng nguyên tắc suy đoán lỗi tại điều 584 BLDS năm 2015

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng vì con người, đề cao các giá trị phổ biến về quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong đó, có nhiều sự thay đổi cơ bản liên quan đến chế định trách niệm dân sự bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng, đây là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự về BTTH ngoài hợp đồng.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề xoay quanh quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, đó là, “sự kiện bất khả kháng”; lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoàn lỗi hay nhà làm luật đã xác định sẳn. Thiết nghĩ, mấy vấn đề này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thống nhất về nhận thức và áp dụng trong thực tiễn.

Điều 584 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

So với Điều 604[1] BLDS năm 2005, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung theo hướng hợp lý hơn với thực tế phát sinh tranh chấp. Theo quy định tại khoản 5 Điều 275 BLDS năm 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH, đó là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”, khác với quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được nhà làm luật xây dựng theo hướng người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. BLDS năm 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi hơn cho người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm BTTH phát sinh khi có các điều kiện: i) Có thiệt hại xảy ra; ii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

+Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

+Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

+Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

Khắc phục điểm bất hợp lý của Điều 604 BLDS năm 2005, điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là phải có lỗi của người gây thiệt hại, bởi với những trường hợp thiệt hại là do tài sản gây ra thì hầu như cơ quan chức năng rất “lúng túng” khi giải quyết. Đó là những trường hợp mà tài sản gây ra thiệt hại nhưng lại không chứng minh được lỗi của bất kỳ chủ thể nào. Không có lỗi cố ý cũng như vô ý. Những tài sản là súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng, máy móc, thiết bị,…mà trong quá trình tồn tại, vận hành chúng có khả năng gây thiệt hại bất cứ lúc nào cho những người xung quanh, nguy cơ tiềm tàng gây thiệt hại vượt khỏi sự kiểm soát của con người, tức là tự thân các tài sản này gây ra thiệt hại cho người khác mà không phải do lỗi của người quản lý, sử dụng. Vì, theo lý luận về Nhà nước và pháp luật thì lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Vậy nên, không thể tìm kiếm được yếu tố lỗi trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại. Nhưng thực tế, những thiệt hại thuộc dạng này rất thường xảy ra. Chính vì lẽ đó, khoản 3 Điều 584 BLDS năm 2015 đã khắc phục được thiếu sót này, bằng cách bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản gây thiệt hại”. Quy định này nhằm mục đích bù đắp phần nào thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại, dù người quản lý hợp pháp tài sản đó không có lỗi nhưng thiệt hại thực tế do tài sản đó gây ra là có thật.

Đáng chú ý, tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 có quy định thêm trường hợp do “sự kiện bất khả kháng” hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không bên gây thiệt hại không phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bồi thường hoặc luật có quy định khác.

“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng,“sự kiện bất khả kháng” cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên, cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội có là “sự kiện bất khả kháng” là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

Trong cổ luật Việt Nam, nhà lập pháp chấp nhận một cách rất dè dặt trường hợp bất khả kháng. Ngày nay, trường hợp bất khả kháng đã được các nhà lập pháp quan tâm hơn. Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 (thay thế khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2005), “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm dân sự BTTH. Thế nhưng với định nghĩa như vậy, khi liên hệ với thực tế trong nhiều trường hợp nhận diện “sự kiện bất khả kháng” là điều không đơn giản. Một sự biến xảy ra phải hội tụ đủ những điều kiện nào mới được coi là “sự kiện bất khả kháng”? Một hiện tượng xã hội xảy ra như đình công, biểu tình,… có phải là “sự kiện bất khả kháng” không?.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 chỉ đặt ra quy định “sự kiện bất khả kháng” liên quan đến phần thời hiệu, cụ thể là để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tham khảo quy định tại các điều 294, 295 và 296 Luật Thương mại năm 2005, cũng quy định về “sự kiện bất khả kháng”, mà theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,…

Một số văn bản dưới luật trước đây cũng có định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Ví dụ, theo khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện, “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.

Chính vì khi “sự kiện bất khả kháng” xảy ra thì bên có dấu hiệu có lỗi (hay vi phạm hợp đồng) được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại) nên có thể thấy việc xác định một sự kiện nào đó có phải là bất khả kháng hay không là việc rất quan trọng. Ví dụ: một em bé bị điện giật chết do cột điện phóng điện khi trời mưa. Cột điện mà phóng điện gây chết người chắc chắn là không an toàn, do lỗi của công ty điện lực. Tuy nhiên, thường thì phía điện lực lý giải rằng do trời mưa. Mà trời mưa thì dù có khắc phục bằng cách nào đi chăng nữa thì cột điện vẫn có thể phóng điện. Do vậy đây là “sự kiện bất khả kháng”!?

Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 qui định:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.Quy định này, thực tế BLDS năm 2005 cũng đã ghi nhận tại khoản 1 Điều 161, nhưng suốt thời gian BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành cho đến khi BLDS năm 2015 thay thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải thích, liệt kê những trường hợp được coi là “sự kiện bất khả kháng”. Chính vì lẽ đó, kết luận trường hợp này là “sự kiện bất khả kháng”; trường hợp kia không thuộc “sự kiện bất khả kháng”, ít nhiều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của các bên có liên quan, thậm chí có cả cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp.

Theo tác giả, để coi một sự biến là một trường hợp “bất khả kháng”, theo BLDS năm 2015, phải có 03 điều kiện.
Một là, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Về tính “khách quan”, trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh. Khi một doanh nghiệp không thể thực hiện được hợp đồng đối với đối tác của mình do công nhân của doanh nghiệp đình công thì có được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan không? Theo người viết, câu trả lời là không.

Hai là, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. Trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Ví dụ, Công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ở ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thông báo về Công ty. Như vậy, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Ở đây, không áp dụng chế định “bất khả kháng” mà vận dụng những quy định liên quan đến giao kết hợp đồng.

Ba là, sự việc xảy ra “không thể khắc phục” được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Nhìn chung, vấn đề bất khả kháng còn quy định rất chung chung, thậm chí là khó hiểu cũng như không bao quát được các trường hợp trong thực tế. Điều này sẽ dẫn tới những kết quả xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một sự biến pháp lý, bởi nếu xác định đúng là “sự kiện bất khả kháng” thì người gây thiệt hại không phải chịu trách bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.

Một vấn đề khác, đang gây tranh cải hiện nay, đó là, có quan điểm cho rằng, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, bên có yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ cần chứng minh có thiệt hại thực tế và thiệt hại là do hành vi của người bị yêu cầu gây ra.

Theo quan điểm của tác giả, lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật qui định trước.

Việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng hiện cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Ngoài ra, còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ. Trong phạm vi này, tác giả không đề cập đến yếu tố lỗi trong tất cả các quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp, mà chỉ bàn về yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 364[2] BLDS năm 2015, lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Riêng với lỗi cố ý, xét về mặt khách quan, quy định tại đoạn 2 Điều 364 BLDS năm 2015 đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: Mong muốn có thiệt hại xảy ra; Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí, hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hai.

Theo nội dung quy định tại đoạn 2 Điều 364 BLDS năm 2015, tác giả thấy cần thiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.

Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi. Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết (Điều 594; Điều 595 BLDS năm 2015). Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLHS năm 2015: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”; Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, quy định:Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp “sự kiện bất khả kháng” thì hành vi đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo qui định của pháp luật không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy, người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó, con người không kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Theo khoản 2 Điều 364 BLDS năm 2015: “Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó phải bồi thường.

Về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến của một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người, ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ về không gian và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó. Như vậy, lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự biến pháp lý tuyệt đối. Sự nhận thức trên có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015, trách nhiệm hỗn hợp (lỗi hỗn hợp) được loại trừ. Mà theo đó, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa “hoàn toàn” thuộc về người bị thiệt hại. Áp dụng qui định này trong việc giả quyết việc BTTH ngoài hợp đồng, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:

Một là, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Người gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụ thể. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng, đối với người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại có cũng có lỗi, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Hai là, Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xác định trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi cũng không phải là không thể xác định. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (do Tòa án xem xét quyết định). Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây: Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thương cho người bị thiệt hại. (Điều 594); Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết co người bị thiệt hại (Điều 595);…

Ba là, lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó. Qua phân tích trên, đã loại trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhau và cho chính bản thân mình.

Đến đây có thể hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn toàn có lỗi, và lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý. Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

+Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

+Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.

+Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.

Nhưng theo tác giả, lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng do pháp luật qui định trước, chứ không thể dựa vào nguyên tắc do suy đoán yếu tố lỗi.

Khi xác định trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợpđồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng là do suy đoán. Theo tác giả, quan điểm đó không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ và đầy đủ tại Điều 364 BLDS năm 2015. Những suy diễn ngoài nội dung Điều 364 BLDS năm 2015 không cần thiết và cũng không đúng.


[1] Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

[2] Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,271 nhà cung cấp dịch vụ, 137,730 người sử dụng và 226,584 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×