Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Các biện pháp đảm bảo an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác.

Điện là một loại năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đời sống con người. Điện là 1 loại vật chất vô hình không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguy hiểm cũng không thể đo lường hết được. Phần lớn những tai nạn xảy ra là do va chạm phải những vật mang điện gây điện giật, nhưng cũng có những trường hợp không va chạm mà vẫn bị tai nạn, đó là do đã vượt quá khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp gây nên phóng điện.

I. Nguyên nhân gây tai nạn điện

1.Do bất cẩn

  • Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.
  • Người lao động chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn
  • Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động như:ủng, găng tay cách điện,thảm cao su,giá cách điện.

2.Do sự thiếu hiểu biết của người lao động

  • Chưa được huấn luyện đầy đủ về an toàn điện.
  • Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt

3.Do sử dụng thiết bị điện không an toàn

  • Sự hư hỏng của thiết bị,dây dẫn điện và các thiết bị mở máy
  • Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ, ELCB hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
  • Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất
  • Do hệ thống điện và các hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động thiếu đồng bộ

4.Do yếu kém trong quá trình tổ chức thi công và thiết kế

Ví dụ:

  • Trong quá trình thi công hàn,dây điện được trải ngay trên mặt sàn do vị trí của máy hàn và thiết bị hàn không cố định. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn có thể gây cháy dây điện dẫn đến tai nạn.
  • Bố trí không đầy đủ các vật che chắn,rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện,dây dẫn điện của các trang thiết bị
  • Khi thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng thiết bị điện dẫn đến quá tải, chập cháy
  • Người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu lôi chứ không lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà.
  • Không thực hiện nối không, nối đất đối với thiết bị để ngăn dòng điện rò
  • Do không ngắt điện trong dây cáp ngầm nên khi thi công máy đào va chạm vào dây cáp

5.Do môi trường làm việc không an toàn

Môi trường làm việc nhiều bụi, ẩm ướt dễ phát sinh ra các tai nạn điện

6.Do sự bất cập trong tiêu chuẩn hiện hành

Do tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành có nhiều điểm lỗi thời,nhiều đơn vị khi thi công phải lượm lặt các tiêu chuẩn an toàn điện từ trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu đồng bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

II. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.

Khi con người tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người và dòng điện sẽ tác dụng vào cơ thể người.

Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như:

  • Huỷ hoại cơ quan thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ bắp,
  • Huỷ hoại cơ quan hô hấp, sưng màng phổi,…
  • Huỷ hoại cơ quan tuần hoàn máu.
  • Dòng điện có thể làm chết người

Các yếu tố nguy hiểm liên quan đến tai nạn điện

1. Điện trở người:

Điện trở của cơ thể người:

  • Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0,05 – 0,2) [mm].
  • Xương có điện trở tương đối lớn.
  • Thịt và máu có điện trở nhỏ.

Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:

  • Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người, VD:
  • Môi trường xung quanh.
  • Điều kiện tổn thương.

2. Dòng điện đi qua người:

  • Dòng điện bắt đầu nguy hiểm: 15 – 20 mA điện xoay chiều; 50 – 80 mA điện 1 chiều;
  • Dòng điện gây chết người là 100 mA;
  • Điện áp an toàn đối với người là <36V.

3. Thời gian dòng điện đi:

Dòng điện đi qua người càng lâu càng nghiêm trọng.

4. Đường đi của dòng điện:

Nguy hiểm nhất là đi từ tay qua chân.

5. Trạng thái sinh lý con người:

Người bị bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, người say rượu nguy hiểm hơn người bình thường.

6. Môi trường xung quanh:

Không khí khô, ẩm, nóng lạnh, trong lành hay bụi bẩn.

III. Các Dạng Tai Nạn Điện

1. Các chấn thương do điện.

Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện.

  • Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
  • Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
  • Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.

2. Điện giật

Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.

Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau:

  • Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
  • Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
  • Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
  • Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).

Các biện pháp đề phòng tai nạn điện trong sản xuất

1. Các biện pháp kỹ thuật:

  • Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở;
  • Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW (>1KW/1V);
  • Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị;
  • Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…);
  • Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m; 15 – 35kv: 1.1m; 35 – 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m;
  • Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị;
  • Dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết: đèn xách tay, đèn chiếu sáng công cụ 36v

2. Các biện pháp bảo vệ cá nhân

  • Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện;
  • Sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện …;
  • Các dụng cụ an toàn: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an toàn…;
  • Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân;
  • Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật;
  • Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ;
  • Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt

3. Quy định an toàn điện

  • Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện;
  • Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt gió…);
  • Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa;
  • Khi đóng/ cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/ qui trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn
  • Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động;
  • Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V;
  • Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện;
  • Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm;
  • Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ;
  • Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng;
  • Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn;
  • Khi ngắt một cầu trì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly;
  • Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >2W thì phải xử lý để đạt giá trị <2W;
  • Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào vùng nguy hiểm về điện;
  • Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi việc với thiết bị đang mang điện;
  • Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị.
  • Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu chì…), không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của người chịu trách nhiệm về điện bảo đảm rằng thiết bị và mạch đã an toàn để đóng điện lại.
  • Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện. Cấm dùng thang bằng kim loại không có cách điện.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

  • Khi không sử dụng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện, bạn nên rút phích cắm điện. Chú ý kiểm tra các thiết bị dùng điện, công tắc, cầu dao… trước khi ra khỏi nhà
  • Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước. Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô. Không: đóng cắt cầu dao, công-tắc điện, phích cắm khi còn tay ước hoặc đang đi chân trần trên nền ẩm ước, rất dễ bị điện giật.
  • Máy vi tính, ti vi cũng như máy móc có tỏa nhiệt khi hoạt động nên được đặt ở nơi không khí lưu thông thuận lợi, đừng nên đặt các vật khác lên trên chúng.
  • Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, máy gặt, bếp điện… để đảm bảo an toàn
  • Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp. – Không: cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện vào ổ cắm, mà phải có phích cắm chắc chắn, phíc cắm phải là phía tải và ổ cắm là phía nguồn điện
  • Bất kỳ ổ cắm nào không được sử dụng đến nên được dán lại hoặc vô hiệu hóa.
  • Nên: đặt cầu dao công tắc, ổ cắm điện ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không sờ tới được
  • Tại bãi cỏ và trong vườn, bạn nên thường xuyên cắt tỉa gọn gàng cây cối, tránh để chúng vướng víu đến các dòng điện xung quanh. Không: dựng an-ten, bảng hiệu, biển quảng cáo… gần đường dây điện hoặc dựng cao quá có thể chạm vào đường dây khi bị đổ ngã.
  • Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, bạn cũng không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời.
  • Không: buộc dây vào cột điện hoặc dùng dây dẫn điện để phơi, móc quần áo và các vật dụng khác.
  • Không nên sử dụng hoặc cho phép việc dùng dây điện vào các mục đích khác với khuyến cáo ban đầu của nó. Cụ thể là không dùng dây điện để xích thú cưng, cột hàng hóa… Không: dùng điện để chống trộm cắp, bẫy chuột, rà cá… gây nguy hiểm tính mạng con người.
  • Cắt ngay mạch điện đến bàn ủi, bếp điện.. (dụng cụ dễ gây cháy) khi ngưng sử dụng. Cắt mạch điện ti-vi và tách cả dây an-ten ra khỏi ti-vi khi có giông sét hoặc bão lớn
  • Nên cắt áp-tô-mát, cầu dao điện và treo bản báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc” tại cầu dao, khi cần sửa chữa hoặc mắc điện trong nhà.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,271 nhà cung cấp dịch vụ, 137,725 người sử dụng và 226,532 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×