Quét mã QR tải app đặt xe cứu hộ
 

 

 

 

 

8 điều cần thực hiện trước khi gọi cứu hộ ô tô

Mỗi khi gặp sự cố, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là gọi cứu hộ. Tuy nhiên có rất nhiều thứ rất cần chúng ta thực hiện trước để tạo sự thuận lợi cho công tác cứu hộ. Dưới đây chúng ta cùng xem xét 8 điều cần thực hiện trước khi gọi cứu hộ nhé.

1. Nắm các thông tin cơ bản về chiếc xe mình cầm lái

Những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, nhân viên cứu hộ luôn muốn bạn cung cấp trước những thông tin liên quan đến chiếc xe, chẳng hạn: Chiếc xe thuộc thương hiệu nào? Tên dòng xe? Đời xe?… Nếu bạn là chính chủ thì mọi chuyện rất đơn giản. Nhưng nếu đó là xe đi mượn, đi thuê thì quả thật có chút khó khăn. Việc nắm được “lý lịch” chiếc xe sẽ giúp họ chủ động hơn khi chuẩn bị đồ cứu hộ cần thiết. Do đó, bạn nên kiểm tra lại thông tin chi tiết về chiếc xe mình sử dụng trước khi bước vào khoang lái.

8 điều cần thực hiện trước khi gọi cứu hộ

2. Mô tả chi tiết sự cố

Những người không hoạt ngôn thường ngại giao tiếp và tâm lý không sẵn sàng đối diện với các câu hỏi từ người lạ. Nhưng nếu xe của bạn gặp sự cố và cần nhờ tới đội cứu hộ thì bạn hãy gạt bỏ những “áp lực” của chính mình để có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho đội cứu hộ. Dựa vào những câu hỏi từ đơn vị cứu hộ, bạn có thể giúp họ hình dung sự cố bạn đang gặp phải, tình trạng hiện tại của chiếc xe. Việc đọc và hiểu các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô cũng rất hữu ích trong lúc này. Cố gắng sử dụng những từ ngữ mô tả chính xác, ngắn gọn để công tác cứu hộ diễn ra thuận lợi.

3. Tự trang bị vài ngón nghề sửa chữa cơ bản, đặc biệt là thay lốp dự phòng

Không ít người mất tiền triệu gọi cứu hộ khi chiếc xe chỉ bị cần vài thao tác đơn giản có thể khắc phục được. Ví dụ như xịt lốp giữa đường. Đó là lý do bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sửa chữa, khắc phục những lỗi thường gặp, trong đó có cả kỹ năng thay lốp dự phòng. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí, quan trọng hơn là chủ động về thời gian đi đường và không quá lệ thuộc vào cứu hộ.

4. Hiểu biết về hệ truyền động của xe

Đôi khi thông cuộc điện thoại bạn gọi đến, nhân viên cứu hộ sẽ hướng dẫn bạn các thao tác khắc phục lỗi. Vì thế việc đọc hiểu các ký hiệu, biểu tượng trên ô tô rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cần có kiến thức về các chi tiết bên trong khoang động cơ để tự tay kiểm tra, sửa chữa chiếc xe một cách nhanh gọn.

5. Không nên cố sửa chữa khi không hiểu gì về xe

Nếu không có kinh nghiệm sửa chữa ô tô thì đừng nên động vào nó. Những bài hướng dẫn tự sửa chữa trên mạng cũng không giúp bạn “lên tay nghề” trong trường hợp này. Ngược lại, những kiến thức đó cộng với sự bảo thủ của bạn sẽ làm chiếc xe của bạn hỏng nặng hơn mà thôi.

6. Không ngại hỏi chi phí sửa chữa

Nhiều người thường không hỏi chi phí trước khi thợ bắt tay vào sửa chữa. Kết quả là khi nhận được hóa đơn thanh toán mới tá hỏa, không tin vào số tiền lớn phải thanh toán. Hiện tại, các dịch vụ bảo hiểm đều kèm theo điều khoản này do đó bạn cần phải xác nhận lại chi phí sửa chữa trước khi cho phép họ thực hiện công tác cứu hộ.

7. Lựa chọn đúng phương án kéo hay chở

Xe du lịch dưới 9 chỗ sẽ có 2 kiểu cứu hộ là kéo hoặc chở. Hai kiểu cứu hộ này sẽ được áp dụng cho từng kiểu dẫn động xe ô tô. Trên thị trường hiện nay, các dòng xe ô tô sẽ sử dụng các kiểu dẫn động sau: Dẫn động cầu trước, dẫn động cầu sau và dẫn động 2 cầu (AWD hoặc 4WD). Do đó, bạn cần cung cấp đúng kiểu dẫn động của chiếc xe để trung tâm cứu hộ điều loại xe cứu hộ phù hợp.

  • Xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước: Xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước có thể dùng cả hai hình thức là kéo hoặc chở nhưng trung tâm cứu hộ thường dùng biện pháp kéo.
  • Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau: Loại xe này thường được các trung tâm cứu hộ sử dụng hình thức kéo và đẩy.
  • Xe sử dụng hệ thống dẫn động bốn bánh: Nếu áp dụng biện pháp kéo đối với xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh thì bánh xe sẽ quay trong khi động cơ không nổ, dầu bôi trơn không đủ cung cấp dẫn đến việc làm tăng ma sát gây hư hại các chi tiết máy. Đó chính là nguyên nhân trung tâm cứu hộ lựa chọn hình thức chở. Còn nếu phải dùng biện pháp kéo, nhân viên cứu hộ sẽ phải có dụng cụ chuyên dụng (con lăn) để hỗ trợ 2 bánh còn lại.

8. Đặt cảnh báo hoặc có các tín hiệu cảnh báo

Xe gặp sự cố trên đường, dù có tấp được vào lề đường hay không thì bạn cũng không nên quên việc “phát tín hiệu” cảnh báo đối với những phương tiện đi đường. Việc này giúp các phương tiện giao thông sớm nhận biết chướng ngại vật và làm chủ tốc độ khi tới gần xe của bạn, tránh những va chạm đáng tiếc do họ bị bất ngờ, không kịp xử lý tình huống. Nếu có thể, bạn hãy đặt cảnh báo phía trước và phía sau cách chiếc xe khoảng 100 m để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bạn và những người đang tham gia giao thông trên đoạn đường đó. Tuyệt đối không được dừng xe ở làn trái ngoài cùng nếu xe gặp sự cố trên đường cao tốc.

Đặt xe cứu hộ

Đặt xe cứu hộ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm xe cứu hộ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để xe cứu hộ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi xe cứu hộ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho xe cứu hộ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm xe cứu hộ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt xe cứu hộ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được bạn cần yêu cầu xe cứu hộ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm xe cứu hộ

Lợi ích khi đặt xe cứu hộ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới xe cứu hộ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào xe cứu hộ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, xe cứu hộ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được xe cứu hộ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với xe cứu hộ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,333 nhà cung cấp dịch vụ, 137,880 người sử dụng và 228,192 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt xe cứu hộ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ xe cứu hộ
Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×