Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

7 tiêu chuẩn thang máy trong chung cư – Những điều cư dân cần biết

Thang máy được xem như phương tiện vận chuyển thiết yếu và liên quan đến sự an toàn của cư dân trong các tòa nhà chung cư, nhưng không phải chung cư nào cũng lắp đặt và vận hành thang máy theo đúng quy chuẩn.

Để đáp ứng nhu cầu nhà cho dân cư tại đô thị lớn, việc xây dựng các kiến trúc cao tầng là tất yếu. Kèm theo đó không thể thiếu phương tiện di chuyển theo chiều đứng, đó là thang máy. Đây là phương tiện giao thông quan trọng trong tòa nhà và liên quan tới sự an toàn của cư dân, vì vậy, đã có các quy chuẩn, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thang máy.


Tiêu chuẩn thang máy trong chung cư

  • Cụ thể, tại Mục 2.4 yêu cầu về thang máy trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, QCVN 04:2018/BXD nêu rõ: Nhà chung cư từ 6 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, trên 9 tầng phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Trong nhà chung cư có thang máy, tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.
  • Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 250 người sống (tương đương cho 65 căn hộ) trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt). Sức nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 400 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, sức nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.
  • Đối với nhà chung cư có chiều cao lớn hơn 50 m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010.
  • Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được vận hành khi tất cả các cửa đều đóng. Tốc độ của thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
  • Thang máy phải đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BLĐTBXH và được kiểm định an toàn trong trường hợp sau: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng; Sau khi tiến hành sửa chữa lớn; Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ.
  • Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT. Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.
  • Thang máy chung cư được kiểm định lần đầu khi vừa hoàn thành lắp đặt để đánh giá chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng lắp đặt, đảm bảo đạt điều kiện tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng. Sau khi được cấp phép sử dụng, thang máy phải được kiểm định định kỳ với thời hạn 3 năm. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng phát sinh vấn đề về kỹ thuật thì cũng cần được kiểm định. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

Kích thước diện tích thang máy chung cư

Khi chủ đầu tư lắp đặt thang máy chung cư thì thường phải xem xét dựa vào diện tích, quy mô của chung cư đó, số lượt người di chuyển… Bởi vậy, kích thước thang máy chung cư khá đa dạng.

Những chung cư mini

  • Kích thước của thang máy thường được lựa chọn sử dụng là loại có tải trọng từ 450kg – 750kg tương ứng với kích thước của cabin là: 1400mm(rộng) x 1500mm(sâu) x 2300mm (thông thủy).
  • Chung cư mini có diện tích nhỏ và có số tầng thường dưới 10 tầng. Với kích thước thang máy chung cư loại nhỏ này thường phù hợp để phục vụ khi di chuyển khoảng 6-7 người/ lượt.
Thang máy của chung cư cao tầng thường có tải trọng 900kg đến 1500kg

Trong chung cư cao tầng:

  • Quy mô lớn hơn có số tầng từ 10 đến 15 tầng thì kích thước thang máy chung cư phù hợp thường có tải trọng từ 900kg đến 1500kg, kích thước cabin khoảng 1400mm (chiều rộng) x1300mm (chiều sâu).
  • Những chung cư lớn thường phải kèm theo thang máy tải hàng nữa. Các loại thang máy tải hàng thường được sử dụng với các tải trọng từ 1500kg, 2000kg đến 2500kg.
  • Tốc độ thang máy chung cư từ 1,5m/s – 2,5m/s.

Mật độ thang máy chung cư thế nào là hợp lý

Vậy câu hỏi mật độ thang máy thế nào là hợp lý hay số lượng thang máy trong chung cư thế nào là đủ chắc chắn sẽ được nhiều khách hàng quan tâm khi quyết định mua một căn hộ ở chung cư. Hiện tại chưa có con số cụ thể để đánh giá mức độ hợp lý của mật độ thang máy, tuy nhiên tất cả các chung cư cao cấp đều có mật độ thang máy thấp.

Theo quy ước, mật độ thang máy trong chung cư sẽ được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số căn hộ và tổng số thang máy tại tòa chung cư đó. Mật độ thang máy sẽ có đơn vị là số phòng/thang

Ví dụ:

  • Tòa CT3 của chung cư tại Hà Nội Huyndai Hill State có tổng số căn hộ là 102 căn. Tòa CT3 có 2 thang máy, vậy mật độ thang máy của tòa CT3 là 54 căn/thang. Con số này là khá tốt so với các dự án chung cư tại thành phố Hà Nội.
  • Tòa S2 của dự án Vinhomes Skylake. Tổng cố căn hộ là 396 căn với 8 thang máy, vậy mật độ thang máy của tòa S2 dự án Vinhomes Skylake là 49.5 căn/thang.
Tòa S2 Vinhomes Skylake với 396 căn và 8 thang máy

Từ đây chúng ta có thể thấy những căn hộ chung cư cao cấp thường có mật độ thang máy dưới 50 căn/thang. Những chung cư có mật độ thang từ 50 đến 70 căn/thang là mật độ trung bình. Những chung cư có mật độ thang từ 70 đến 90 căn/thang là cao. Và trên 90 căn/thang là rất cao sẽ khó khăn khi di chuyển trong giờ cao điểm.
 

Có nên mua chung cư gần thang máy không?

”Ở chung cư gần thang máy có ồn không?”. Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng khi quyết định mua căn hộ chung cư gần thang máy hay hỏi điều này. Những căn hộ gần thang máy thường có giá rẻ hơn các căn hộ khác nên nếu tầm tài chính của bạn eo hẹp thay vì chỉ mua được căn hộ 2 phòng ngủ giờ đây cùng tầm tiền đó hoặc chỉ thêm một chút bạn đã có thể sở hữu căn hộ 3 phòng ngủ với diện tích lớn hơn.

Những giờ cao điểm từ 7 – 9 giờ sáng và từ 17 – 19 giờ tối là những giờ di chuyển nhiều của cư dân. Nhiều bạn có lẽ sợ căn hộ của mình gần thang máy sẽ bị ồn ào. Nhưng bạn hoàn toàn yên tâm vì hiện tại các chung cư luôn được trang bị thang máy cao cấp với khả năng chống ồn cực cao và ít gây tiếng động nên điều này hoàn toàn rất ít khi xảy ra.

Quy trình kiểm định thang máy chung cư được thực hiện thế nào?

Với số lượng gần 7000 thang máy trên cả nước thì các tiêu chuẩn kiểm định an toàn thang máy và công tác nghiệm thu sau lắp đặt phải được thực hiện chặt chẽ theo quy trình để có thể đảm bảo an toàn, chất lượng cho cư dân khi sử dụng.

  1. Giai đoạn sau lắp đặt và trước khi được đưa vào sử dụng: Sau khi đơn vị cung cấp hoàn thành việc lắp đặt thang máy thì cần được các trung tâm kiểm định có thẩm quyền kiểm tra an toàn thang trước khi thiết bị được đưa vào sử dụng. Có nhiều trung tâm kiểm định an toàn thang máy nhưng thông thương các trung tâm của nhà nước như Trung tâm kiểm định trung ương 1, 2, 3 sẽ cho kết quả chính xác và đảm bảo hơn, đáng tin cậy hơn.
  2. Đến lại gian tái kiểm định định kỳ: Thông thường khi thang sử dụng trên 5 năm nếu không được chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ rơi vào tình trang xuống cấp, cần được kiểm định an toàn lại theo định kỳ để đảm bảo rằng thiết bị vẫn vận hành tốt, không nguy hại đến người sử dụng.
  3. Sau khi cải tạo, sửa chữa lớn: Những sửa chữa hay thay thế các bộ phận nhỏ thì không sao nhưng nếu cải tạo và thay thế quá nhiều liên quan đến kết cấu thang thì cần được kiểm định lại để đảm bảo an toàn.

Kỹ thuật viên kiểm tra cũng như bảo dưỡng thang máy chung cư

Các tiêu chuẩn an toàn về cấu tạo, lắp đặt và sử dụng

Vì thang máy có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên đây là thiết bị nằm trong danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do nhà nước quy định.

Các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN) như sau:

TCVN5744: 1993Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
TCVN5866: 1995Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí
TCVN5867: 1995Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng – Yêu cầu an toàn
TCVN6395: 1998Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN6396: 1998Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN6397: 1998Thang cuốn và băng chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN6904: 2001Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN6905: 2001Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN6906: 2001Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt


Hi vọng qua các thông tin cung cấp ở trên hy vọng đã giúp các bạn nắm bắt một cách khái quát những kiến thức về thang máy trong các toà chung cư trước khi bạn quyết định mua một căn hộ chung cư.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,271 nhà cung cấp dịch vụ, 137,728 người sử dụng và 226,574 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×