Trong các xét nghiệm nước tôi luôn thấy các chỉ tiêu như: Kiềm (pH), độ cứng, Clo… Xin cho hỏi các chỉ tiêu này có ý nghĩa là gì? Tác động của các chất này đối với sức khỏe người dùng như thế nào? Tôi nên làm gì nếu các chỉ số vượt ngưỡng cho phép? Tôi đang sống ở chung cư và sử dụng nguồn nước chung với tòa nhà.
Chào bạn, mời bạn tìm hiểu thông tin dưới đây để có thể biết được các chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
1. Các chỉ tiêu và ý nghĩa của nó
- PH: Độ PH cân bằng trong nước là PH=7. Chỉ số PH<7 nước có tính axit, chỉ số càng nhỏ hơn 7 tính axit càng mạnh dẫn tới quá trình ăn mòn đường ống và các thiết bị kim loại chứa đựng trực tiếp. Ngược lại với PH>7 tính kiềm trong nước tăng dẫn đến quá trình đóng cặn trên đường ống, các thiết bị như bình nóng lạnh, vòi lavabo, sen tắm, ấm đun nước…
- FCL: Nồng độ clo tự do trong nước cao gây ra kích ứng mắt, khó thở, đau đầu. Clo dư gây mùi khó chịu, ảnh hưởng chế biến đồ ăn. Ngoài ra clo dư trong nước còn tác dụng với các chất gây ô nhiễm tồn tại trong nước tạo thành hợp chất gây nguy hiểm.
- TCL: Clo tổng bằng lượng clo dư có trong nước cộng với các ion clo. Hàm lượng clo tổng cao gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống sinh hoạt, gây hỏng các thiết bị đun nấu. Việc theo dõi chỉ số này còn nhằm mục đích đưa ra biện pháp xử lý.
- ALK: Tổng kiềm là chỉ số theo dõi tính ba giơ của nước. Nguồn nước có chỉ số kiềm tổng cao nguy cơ tăng độ cứng, gia tăng quá trình phát triển của vi sinh. Chỉ số kiềm tổng cho phép đối với nước uống ALK < 150mg/l.
- HARDgpg: Độ cứng của nước ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, làm cản trở quá trình hòa tan xà phòng khi giặt tẩy, quần áo cứng và thô rát, gây đóng cặn ở các thiết bị đun nấu, tắc nghẽn các van vòi…
- CCL: Chloramines đại diện là hợp chất NH2CL dùng để khử trùng nguồn nước. Đối với nguồn nước ở xa nhà máy nước thì lượng clo khử trùng ờ cuối nguồn nước là rất thấp do clo bay hơi thoát ra ngoài. Nếu sử dụng NH2CL để khử trùng sẽ dẫn tới kích ứng trên da, rối loạn tiêu hóa… Đối với những người có bệnh về gan và thận sẽ rất dễ bị ngộ độc amoni do CCL gây ra. Tiêu chuẩn cho phép NH2CL < 3mg/l.
- T IRON: Tổng lượng Fe2+,Fe 3+ có trong nước. Sắt gây mùi tanh khó chịu, hiện tượng rỉ sét bám quanh khu vực sử dụng nước, các đầu van vòi trong gia đình. Làm thay đổi màu sắc quần áo…
- FERROUS: Chỉ số Fe2+ dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Trong nước có Fe2+ làm gia tăng phèn chua trong nước.
- FERRIC: Chỉ số Fe3+ dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự xuất hiện Fe3+ làm cho nước có màu vàng đục, thậm chí là màu đỏ do Fe3+ dễ bị kết tủa.
- Cliform tổng số: Sự xuất hiện Cliform trong nước cho chúng ta biết rằng trong nước đang xuất hiện các vi khuẩn có hại đối với đường tiêu hóa.
- Ecoli: Sự xuất hiện Ecoli cho chúng ta biết nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi chất thải và các vi khuẩn gây bệnh.
2. Bạn cần làm gì
- Thông báo với Ban quản lý/Ban quản trị tòa nhà của bạn về vấn đề yêu cầu các đơn vị liên quan trên để kiểm tra lại hệ thống cấp nước.
- Nếu việc xét nghiệm tiếp theo sau khi đã có các biện pháp khắc phục không được cải thiện thì có thể làm công văn/khiếu nại gửi lên nhà máy nước để kiểm tra và khắc phục sự cố
- Trường hợp kéo dài quá lâu thì, tiểu nhân phòng bị gậy cho gia đình trước, bạn cần mua máy lọc nước gia đình và nhớ test cả nước ra khi các đơn vị cung cấp máy lọc bàn giao. Nếu đạt chỉ tiêu thì bạn hãy trả tiền, không đạt thì bạn cần yêu cầu hiệu chỉnh.
Chúc bạn một ngày tốt lành.