Quét mã QR tải app đặt thợ sửa bình nước nóng
 

 

 

 

 

Phải làm gì khi bình nóng lạnh bị nhảy chống giật?

Bạn đang sử dụng bình nóng lạnh một cách bình thường thì ELCB chống giật bị nhảy khiến bạn không thể tiếp tục dùng được nữa. Vậy nguyên nhân là vì đâu? Tại sao chống giật lại nhảy? Và chúng ta phải làm gì để giải quyết tình huống này? Hãy theo dõi bài viết sau bạn sẽ rõ.

Bạn biết gì về thiết bị chống giật ở bình nóng lạnh?

Thiết bị chống giật là gì?

Thiết bị chống giật ở bình nóng lạnh hay còn được gọi là ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) được lắp đặt ở đầu nguồn điện vào của thiết bị, có thể là bên trong hoặc bên ngoài bình tùy theo hãng sản xuất. Có nhiều người vẫn lầm tưởng thiết bị chống giật ELCB với Aptomat (hay còn gọi là CB) là một nhưng thực ra không phải, chúng là 2 thiết bị hoàn toàn khác nhau.

Công dụng của chống giật ELCB là gì?

Nếu như Aptomat là thiết bị đóng ngắt nguồn điện khi dòng điện bị quá tải, ngắn mạch hay chập điện thì công dụng của ELCB là nhanh chóng phát hiện hiện tượng rò rỉ điện và ngắt nguồn điện kịp thời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tốt nhất là bạn nên sử dụng cả 2 loại này để đảm bảo an toàn cho cả người dùng và thiết bị. Và bạn cần phân biệt rõ, khi nào thì CB bị nhảy và khi nào thì bình nóng lạnh bị nhảy chống giật để có hướng xử lý phù hợp.

Thiết bị ELCB chống giật điện 100% để bảo vệ cho người sử dụng
Thiết bị ELCB chống giật điện 100% để bảo vệ cho người sử dụng

Nguyên lý hoạt động của ELCB bình nóng lạnh

Chống giật ELCB hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa nguồn điện đi vào và nguồn điện đi ra thiết bị. Dòng điện đi ra ở dây nóng và trở về ở dây mát sẽ tạo ra từ trường biến thiên ngược chiều nhau. Hai dòng điện này sẽ bằng nhau khi thiết bị hoạt động bình thường, từ trường biến thiên cũng sẽ triệt tiêu nhau cho điện áp cuộn thứ cấp = 0. Nếu trong trường hợp điện bị rò rỉ, dòng điện trên 2 dây nóng và mát sẽ khác nhau, từ trường biến thiên cũng không thể triệt tiêu nhau, lúc này chống giật ELCB sẽ nhảy.

Nguyên nhân và hướng xử lý khi bình nóng lạnh bị nhảy chống giật

Khi nhận thấy bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB thì có thể nguồn điện của thiết bị đang bị rò rỉ, nhưng bạn hãy an tâm vì ELCB đã ngắt điện để chống giật cho người sử dụng. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân và hướng xử lý cho vấn đề này.

Thanh đốt bị hỏng

Bộ phận thanh đốt bình nóng lạnh là nơi giúp chuyển nguồn điện thành năng lượng nhiệt để làm nóng nước trong bình. Sau quá trình sử dụng, thanh đốt có thể bị han rỉ, bề mặt lớp mạ thanh đốt bị rạn nứt hoặc thủng khiến cho dòng điện bị rò rỉ ra ngoài nguồn nước. Xuất hiện tín hiệu dòng điện bất thường nên thiết bị chống giật sẽ cảm biến được và ngay lặp tức ngắt.

Xử lý: Kiểm tra thanh đốt và thay mới nếu như chúng bị rỉ sét hoặc rạn nứt vì đây có thể là nguyên nhân gây rò điện (bạn cần thay một thanh đốt mới có cùng kích cỡ và chủng loại). Hoặc nếu thấy thanh đốt bị đóng cặn hãy vệ sinh sạch sẽ và thử lại lần nữa.

Thiết bị chống giật có thể được lắp bên ngoài hoặc bên trong của bình nóng lạnh
Thiết bị chống giật có thể được lắp bên ngoài hoặc bên trong của bình nóng lạnh

Dây chống giật bị ẩm

Nước chảy vào thiết bị chống giật khiến cho dây chống giật bị ẩm và gây chập bên trong thì ELCB cũng sẽ nhảy để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Xử lý: mở nắp bình nóng lạnh và kiểm tra xem bên trong có bị ẩm ướt hay đọng nước gì không? Nếu có hay lau và sấy khô chúng.

Rơ le bị hỏng

Rơ le bình nóng lạnh bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thiết bị chống giật của bình nóng lạnh bị nhảy

Xử lý: Bạn chỉ cần kiểm tra và thay mới rơ le là được

Tiếp điểm bị move

Các vị trí tiếp điểm, đầu nối bị move và chạm vào vỏ kim loại gây ra hiện tượng rò rỉ điện nên ELCB cũng sẽ nhảy.

Xử lý: Bạn có thể kiểm tra vị trí các tiếp điểm và đầu nối bằng mắt thường hoặc bút thử điện, nếu phát hiện điểm hở, hãy nối chúng lại để đảm bảo an toàn.

Tất cả các lỗi gây rò rỉ điện đều sẽ được ELCB phát hiện và cảnh báo ngay lập tức
Tất cả các lỗi gây rò rỉ điện đều sẽ được ELCB phát hiện và cảnh báo ngay lập tức

ELCB bị hỏng

Nếu đã kiểm tra hết toàn bộ bình nóng lạnh mà vẫn không phát hiện lỗi hỏng gây rò rỉ điện thì hãy nghĩ ngay đến thiết bị chống giật ELCB đã bị hỏng nên nó hoạt động không ổn định và “nhảy bừa”.

Xử lý: Thay thiết bị chống giật ELCB mới, rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: mở mặt bảo vệ ở khu vực đầu nối bình nóng lạnh ra

Bước 2: Tháo bỏ dây chống giật cũ đã bị hỏng ra ngoài để lắp dây chống giật mới vào

Bước 3: Dùng băng dính điện để quấn đầu tiếp điểm được đấu nối vào rơ le để dễ luồn qua ống gen

Bước 4: Dây chống giật ở bình nóng lạnh có 3 sợi tương ứng: nóng, lạnh và nối đất, hãy đấu nối đầy đủ và chắc chắn chúng vào nhau.

Lưu ý:

Bạn nên bình tĩnh và ngừng sử dụng bình nóng lạnh khi thiết bị chống giật nhảy. Ngắt hết các nguồn điện trước khi kiểm tra và thay sửa để đảm bảo an toàn. Rada khuyên rằng bạn không nên tự ý tháo rời và sửa chữa bình nóng lạnh nếu như bạn không có sự am hiểu về kĩ thuật, cấu tạo và nguyên lý của thiết bị. Để đảm bảo an toàn, hãy mở App Rada để “book” ngay 1 anh thợ xịn hỗ trợ bạn kiểm tra và thay sửa bình nóng lạnh.

Đặt thợ sửa bình nước nóng như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa bình nước nóng tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa bình nước nóng có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa bình nước nóng, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa bình nước nóng biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại bình nóng lạnh mà bạn đang sử dụng, hiện tượng bạn gặp phải...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa bình nước nóng gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa bình nước nóng

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại bình nóng lạnh mà bạn đang sử dụng, hiện tượng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa bình nước nóng, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa bình nước nóng

Lợi ích khi đặt thợ sửa bình nước nóng từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa bình nước nóng liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa bình nước nóng cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa bình nước nóng sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa bình nước nóng cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa bình nước nóng
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,271 nhà cung cấp dịch vụ, 137,730 người sử dụng và 226,584 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa bình nước nóng từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa bình nước nóng
Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×